Sự Hòa Giải Chưa Từng Có(17.3.2020 – Thứ Ba Tuần 3 MC)

Lời Chúa: Mt 18, 21-35
Bấy giờ, ông Phêrô đến gần Ðức Giêsu mà hỏi rằng: “Thưa Thầy, nếu anh em con cứ xúc phạm đến con, thì con phải tha đến mấy lần? Có phải bảy lần không?” Ðức Giêsu đáp: “Thầy không bảo là đến bảy lần, nhưng là đến bảy mươi lần bảy. Vì thế, Nước Trời cũng giống như chuyện một ông vua kia muốn đòi các đầy tớ của mình thanh toán sổ sách. Khi nhà vua vừa bắt đầu, thì người ta dẫn đến một kẻ mắc nợ vua mười ngàn nén vàng. Y không có gì để trả, nên tôn chủ ra lệnh bán y cùng tất cả vợ con tài sản mà trả nợ. Bấy giờ, tên đầy tớ ấy sấp mình xuống bái lạy: “Thưa Ngài, xin rộng lòng hoãn lại cho tôi, tôi sẽ lo trả hết”. Tôn chủ của tên đầy tớ ấy liền chạnh lòng thương, cho y về và tha luôn món nợ. Nhưng vừa ra đến ngoài, tên đầy tớ ấy gặp một người đồng bạn, mắc nợ y một trăm quan tiền. Y liền túm lấy, bóp cổ mà bảo: “Trả nợ cho tao!” Bấy giờ người đồng bạn sấp mình xuống năn nỉ: “Thưa anh, xin rộng lòng hoãn lại cho tôi, tôi sẽ lo trả anh”. Nhưng y không chịu, cứ tống anh ta vào ngục cho đến khi trả xong nợ. Thấy sự việc xảy ra như vậy, các đồng bạn của y buồn lắm, mới đi trình bày với tôn chủ đầu đuôi câu chuyện. Bấy giờ tôn chủ cho đòi y đến và bảo: “Tên đầy tớ độc ác kia, ta đã tha hết số nợ ấy cho ngươi, vì ngươi đã van xin ta, thì đến lượt ngươi, ngươi không phải thương xót đồng bạn, như chính ta đã thương xót ngươi sao?” Rồi tôn chủ nổi cơn thịnh nộ, trao y cho lính hành hạ, cho đến ngày y trả hết nợ cho ông. Ấy vậy, Cha của Thầy ở trên trời cũng sẽ đối xử với anh em như thế, nếu mỗi người trong anh em không hết lòng tha thứ cho anh em mình.”

Suy nim:

Ai không có khoản nợ mà họ cần phải trả hết! Và ai lai chẳng biết ơn một ai đó giải thoát họ khỏi các khoản nợ của họ?

     Nhưng chúng ta có thể thực sự mong đợi lòng thương xót và tha thứ khi chúng ta nợ ai đó một giao dịch lớn không? Khi dân Israel phạm tội và nổi loạn chống lại Thiên Chúa, thì Thiên Chúa để họ sống với dự định của riêng họ cho đến khi họ ăn năn và kêu cầu Ngài thương xót. Sách của ngôn sứ Đa-ni-en trong Cựu Ước kể lại những câu chuyện của Đa-ni-en và ba người bạn trẻ của ông, Kha-na-ni-a, A-da-ri-a, và Mi-sa-en, những người bị lưu đày từ Jerusalem tới Babylon. Khi vua Babylon ném ba người bạn của Đa-ni-en vào lò lửa, họ kêu cầu cùng Thiên Chúa để tỏ lòng thương xót không chỉ với bản than họ, nhưng là để thương xót tất cả dân Ngài. “Xin đừng để chúng con phải thẹn thùng xấu hổ, nhưng xin Ngài tỏ lòng nhân hậu và lòng thương xót vô biên của Ngài” (Daniel 3: 19-43).

     Ngôn sứ Giêrêmia nhắc nhở chúng ta rằng Thiên Chúa lòng thương xót của Thiên Chúa “mãi không vơi. Sáng nào Ngài cũng ban ân huệ mới” (Ai Ca t 3: 22-23). Thiên Chúa ban ơn cho kẻ khiêm nhường và Ngài tỏ lòng thương xót cho những người trở lại với Ngài để được ơn chữa và tha thứ.

Chúng Ta Nợ Thiên Chúa Một Món Nợ Chúng Ta Không Bao Giờ Có Thể Hoàn Trả Được

     Lòng thương xót của Thiên Chúa đối với mỗi người chúng ta, cho chúng ta thấy cách mà Chúa muốn chúng ta phải thương xót người khác. Khi Phêrô đặt ra câu hỏi về sự tha thứ và chỉ ra lòng thương xót đối với người lân cận, thì thánh nhân thường đưa ra câu trả lời mà ngài nghĩ Chúa Giêsu sẽ hài lòng.

     Tại sao không phải là tha thứ cho người lân cận của mình bảy lần! Thật không sao nghĩ được Chúa Giêsu phản đối với lời xác nhận rằng phải tha thứ đên bảy mươi lần bảy. Chúa Giêsu đã làm cho nó rõ ràng rằng không có giới hạn có thể đếm được đối với lòng thương xót và sự tha thứ. Và Ngài đã dẫn giải cách hiệu quả với một dụ ngôn về hai khoản nợ khác nhau.

     Người đàn ông thứ nhất nợ một số tiền khổng lồ – hàng triệu đồng tính theo tiền của chúng ta. Trong thời Chúa Giêsu số tiền này lớn hơn tổng doanh thu của một tỉnh – nhiều hơn số chi phí để chuộc một vị vua! Người này được tha một khoản nợ lớn nhưng đã không biết tha thứ cho người láng giềng nợ anh số tiền rất nhỏ, khoảng một phần một trăm nghìn (1/100.000) số tiền mà chính anh đã nợ.

Chúa Giêsu Đã Trả Giá Đầy Đủ Cho Tội Lỗi Và Án Phạt Của Chúng Ta

     Thánh Phaolô nói với chúng ta rằng “Lương bổng mà tội lỗi trả cho người ta là cái chết; còn ân huệ Thiên Chúa là nhưng không, là sự sống đời đời trong Đức Giêsu Kitô” (Rm 6:23). Không có cách nào chúng ta có thể trả cho Thiên Chúa món nợ chúng ta nợ Ngài vì tội lỗi và sự xúc phạm của chúng ta. Chỉ có lòng thương xót và sự tha thứ mới có thể giải thoát chúng ta khỏi món nợ đó. Không có hành vi xúc phạm nào của người lân cận gây tổn thương chúng ta có thể so sánh với món nợ của chúng ta với Thiên Chúa! Nếu Thiên Chúa đã tha thứ cho mỗi người chúng ta món nợ của chúng ta, món nợ rất lớn, thì chúng ta cũng phải tha thứ cho người khác về các khoản nợ họ đã nợ chúng ta.

Chúa Giêsu Đã Chuộc Chúng Ta Khỏi Ách Nô Lệ Tội Lỗi Và Sự Chết Đời Đời

     Qua sự hy sinh đền tội của Chúa Giêsu vì chúng ta trên thập giá, chúng ta đã được tha một món nợ vượt lên trên mọi phán xét. Nó trả giá bằng Người Con duy nhất của Thiên Chúa, Chúa Giêsu, để chuộc chúng ta với giá máu của Người. Chúa Giêsu trả giá vì chúng ta và chiến thắng cho chúng ta được ơn tha thứ cho tội lỗi và tự do của chúng ta khỏi ách nô lệ của những ham muốn ngang bướng và thói quen tội lỗi. Thiên Chúa với lòng thương xót ban tặng cho chúng ta những ân sủng và sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần vì vậy chúng ta có thể yêu như Ngài yêu, tha thứ như Ngài tha thứ, và đối xử với người khác với lòng thương xót như Ngài đã đối xử với chúng ta

Bình An Thực Sự Với Thiên Chúa

     Thiên Chúa đã kiến tạo sự bình an của Ngài với chúng ta. Bạn đã làm hòa với Thiên Chúa chưa? Nếu bạn tin tưởng và đón nhận tình yêu và sự tha thứ của Thiên Chúa dành cho bạn, thì bạn cũng phải chọn cách cư xử đầy tình thương xót đối với những người đang mắc nợ bạn. Bạn đã sẵn sàng để tha thứ và kiến tạo sự bình an với người lân cận của bạn như Thiên Chúa đã làm hòa với bạn chưa?

     “Lạy Chúa, xin làm cho con trở nên khí cụ bình an của Chúa. Nơi nào có oán thù, xin cho con gieo rắt yêu thương. Nơi nào có lăng nhục, xin cho con mang lại sự tha thứ. Nơi nào có hoài nghi, xin cho mang lại  niềm tin. Nơi nào có tuyệt vọng, xin cho con ban tặng niềm hy vọng. Nơi nào có bóng tối, xin cho con thắp lên ánh sáng. Nơi nào có đau khổ, xin cho con mang đến niềm vui “. (Kinh Hòa Bình của thánh Phan-xi-cô Assisi, 1181-1226)

Sự Hòa Giải Chưa Từng Có

 “Ngươi không phải thương xót đồng bạn như ta đã thương xót ngươi sao?” Mt 18:33

    Hai mươi năm trước, vào ngày chủ nhật đầu tiên của Mùa Chay, ngày 12 Tháng 3 năm 2000, Đức Thánh Giáo Hoàng Đức Gioan Phaolô II đã làm một việc gây chấn động. Ngài xin sự tha thứ cho những tội lỗi của người Công Giáo đã phạm trong suốt nhiều thế kỷ qua. Sự kiện này đã được chuẩn bị bởi một ban nghiên cứu của Ủy Ban Thần Học Quốc Tế. Trong nghiên cứu này, Ủy ban cho biết: “Trong toàn bộ lịch sử của Giáo Hội, không có tiền lệ xin sự tha thứ bởi Huấn Quyền cho những sai lầm trong quá khứ” (1: 1). Đức Thánh Giáo Hoàng Đức Gioan Phaolô II tiếp tục sự việc chưa từng có này, cho sự hòa giải một tuần sau khi thánh nhận nhận ra giấc mơ của ngài là đến thăm Đất Thánh. Ở đó, ngài  một lần nữa xin lỗi người dân Do Thái và thậm chí kèm lời xin lỗi này vào trong Bức Tường than khóc ở Jerusalem. Hành động này là thiết yếu, mang ý nghĩa tượng trưng.

    Đây thời gian của Chúa Thánh Thần trong sự tha thứ và hòa giải tiếp tục được thực hiện toàn bộ mặt đất này. Bạn có đang thực hiện sứ vụ của bạn về sự hòa giải (2 Cr 5:18) trong gia đình, giáo xứ, người lân cận, và nơi làm việc chưa? Bạn có đang tha thứ bảy mươi lần bảy lần không? (Mt 18:22) Bạn có tha thứ từ trái tim của bạn không? (Mt 18:35)

Cầu nguyện: Lạy Cha, xin hãy để Chúa Thánh Thần của sự tha thứ làm việc trong con.

Xác Tín: “Nhưng xin nhận tâm hồn thống hối và khiêm nhường của chúng con.” Đn 3:39

Tác giả: Don Schwager

Chuyển ngữ: Lm. Phaolô Trần Quốc Bảo

Giáo Phận Kontum

WGPKT(16/03/2020) KONTUM