Philip Kosloski
Ngày Chúa nhật được Giáo hội coi là ngày thờ phượng bậc nhất, một ngày có tính biểu tượng phong phú nhắc đến nhiều sự kiện khác nhau trong Kinh thánh.
“Giáo hội Công giáo không chọn Chúa nhật làm ngày thờ phượng, nhưng đã nhận được chỉ dạy đó từ chính Thiên Chúa và đã trung thành với lệnh truyền này ngay từ khởi đầu”.
Việc chọn ngày Chúa nhật mang tính độc đáo, vì nó là sự tách biệt khỏi truyền thống Do Thái, coi ngày thứ Bảy là ngày thờ phượng”.
Biểu tượng của ngày Chúa Nhật
Sách Giáo lý của Hội thánh Công giáo tóm tắt một số biểu tượng của ngày Chúa nhật như một ngày thờ phượng Thiên Chúa như sau:
“Theo truyền thống Tông Đồ bắt nguồn từ chính ngày Đức Kitô sống lại, Hội Thánh cử hành mầu nhiệm Vượt Qua vào mỗi ngày thứ tám, ngày thật xứng đáng được gọi là ngày của Chúa hoặc Chúa Nhật.” Ngày phục sinh của Đức Kitô vừa là “ngày thứ nhất trong tuần” gợi lại ngày đầu tiên của công trình tạo dựng, vừa là “ngày thứ tám”, trong ngày đó Đức Kitô, sau khi “an nghỉ” trong ngày sabát vĩ đại của Người, đã khởi đầu ngày “Chúa đã làm ra” (Tv 118,24), “ngày không có chiều tà.” “Bữa tiệc của Chúa” là trung tâm của ngày này, bởi vì trong đó, toàn thể cộng đoàn các tín hữu được gặp Chúa phục sinh, Đấng mời họ vào bàn tiệc của Người” (GLCG 1166)
Thánh Giêrôm chú giải về tầm quan trọng của ngày này và mối liên hệ của nó với “mặt trời”:
Ngày của Chúa, ngày Phục sinh, ngày của những người kitô hữu, là ngày của chúng ta. Ngày đó được gọi là ngày của Chúa vì vào ngày này Chúa khải hoàn về với Chúa Cha. Nếu người ngoại gọi ngày đó là “ngày của mặt trời” thì chúng ta sẵn sàng chấp nhận, vì hôm nay ánh sáng của thế gian đã mọc lên, hôm nay mặt trời công chính đã được tỏ hiện cùng sự chữa lành trong ánh sáng của Ngài.
Hơn nữa, ngày này được dành riêng để cử hành Thánh lễ và là trọng tâm trong tuần:
“Ngày Chúa nhật đặc biệt là ngày họp mặt để cử hành phụng vụ, trong đó, các tín hữu quy tụ lại “để, khi nghe Lời Chúa và tham dự bí tích Thánh Thể, họ kính nhớ cuộc khổ nạn, sự sống lại và vinh quang của Chúa Giêsu, đồng thời họ cảm tạ Thiên Chúa, Đấng đã tái sinh họ trong niềm hy vọng sống động, nhờ sự sống lại từ cõi chết của Chúa Giêsu Kitô” (GLCG 1167)
Giờ kinh của giáo hội Antiôkia tại Syria đã gợi lên vẻ đẹp thờ phượng của ngày Chúa nhật đầy chất thơ: