Bản Tin Tổng Hợp Trong Tuần (21/08/2022 –27/08/2022)

Ban Mục Vụ Truyền Thông Giáo Phận Kon Tum

Bản Tin Tổng Hợp Trong Tuần

Chúa Nhật 21/08/2022  –  Thứ Bảy 27/08/2022

.

STT

Giáo Hội               Hoàn Vũ

Tác giả

Nội dung chính

Nguồn

1

Kinh Truyền Tin 21/8: Cửa Nước Trời hẹp nhưng mở cho tất cả

Ngọc Yến – Vatican News

Trưa CN 21/08/2022, từ cửa sổ Dinh Tông tòa, ĐTC đã chủ sự buổi đọc kinh Truyền tin cùng với các tín hữu và khách hành hương đang hiện diện tại Quảng trường Thánh Phêrô. Trong bài suy niệm ngắn trước khi đọc kinh, ĐTC diễn giải Tin Mừng theo Thánh Luca được công bố trong Thánh lễ CN XXI TN năm C.

Vatincan News Tiếng Việt:

2

Đức Thánh Cha: Thừa tác vụ phải được truyền cảm hứng từ tinh thần phục vụ của Chúa Giêsu

Ngọc Yến – Vatican News

Trong sứ điệp được ký bởi Đức HY Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, gửi đến Đức TGM Claudio Maniago, Chủ tịch Trung tâm Phụng vụ, nhân Tuần lễ Quốc gia về Phụng vụ lần thứ 72 diễn ra tại thành phố Salerno, từ ngày 22 đến 25/8 , ĐTC nhắc nhở: “Mọi thừa tác vụ của Giáo hội phải được truyền cảm hứng từ tinh thần phục vụ của Chúa Giêsu”.

Vatincan News Tiếng Việt:

3

Tiếp kiến chung (24/8): những điều tốt nhất vẫn còn ở phía trước

 

Vatican News

Sáng thứ Tư 24/8, ĐTC đã có buổi tiếp kiến hằng tuần tại Đại Thính Đường Phaolo VI với bài giáo lý cuối cùng trong loạt bài giáo lý về tuổi già. Ngài nhấn mạnh đến niềm hy vọng về sự sống lại của thân xác.

Vatincan News Tiếng Việt:

4

Đức Thánh Cha khởi xướng một cuộc đối thoại về các thừa tác vụ giáo dân

Ngọc Yến – Vatican News

Trong sứ điệp gửi đến các giám mục, linh mục, phó tế, những người thánh hiến và giáo dân, dịp kỷ niệm 50 năm Tông thư “Ministeria quaedam-Một số Thừa tác vụ” của Thánh Giáo hoàng Phaolô VI, ĐTC kêu gọi mở một cuộc đối thoại với các Hội đồng Giám mục để tiếp tục con đường đã được đề ra cách đây 50 năm.

Vatincan News Tiếng Việt:

5

Đức Thánh Cha: Để tha thứ thì cần nhiều sức mạnh hơn là để gây chiến

Ngọc Yến – Vatican News

Đức Thánh Cha nói trong cuộc phỏng vấn dành cho nhật báo “Il Centro” của Aquila rằng “để tha thứ thì cần nhiều sức mạnh hơn là để gây chiến”; và “nghèo do bất công thì phải được đấu tranh với công bằng và tình liên đới, còn nghèo theo Tin Mừng thì phải được chọn như con đường dẫn đến kinh nghiệm bình an thực sự”.

Vatincan News Tiếng Việt:

6

Trình bày Thượng hội đồng về Hiệp hành, bước sang giai đoạn Châu lục

Văn Yên, SJ – Vatican News

Thứ Sáu, ngày 26/8 tới đây, một cuộc họp báo sẽ được tổ chức vào lúc 1 giờ chiều giờ Roma, tức 6 giờ chiều giờ Việt Nam, tại Phòng Báo chí Tòa Thánh để trình bày về giai đoạn thứ hai của tiến trình Thượng hội đồng, và sẽ được truyền hình trực tiếp trên kênh Vatican News bằng tiếng Anh, Pháp, Ý và Tây Bang Nha.

Vatincan News Tiếng Việt:

7

Logo chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha đến Kazakhstan

Văn Yên, SJ – Vatican News

Chưa đầy một tháng nữa, Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm Kazakhstan trong 3 ngày, từ 13-15/9, để tham dự cuộc gặp gỡ các tôn giáo truyền thống và thế giới. Trước chuyến tông du, Phòng báo chí Toà Thánh đã cho công bố logo của chuyến tông du..

Vatincan News Tiếng Việt:

8

Quyền của Ngân hàng Vatican đối với tài sản của Toà Thánh và những vấn đề liên quan

Ngọc Yến – Vatican News

Thứ Ba 23/8/2022, Đức Thánh Cha Phanxicô ban hành phúc chiếu, quy định tất cả các hoạt động tài chính và thanh khoản của các tổ chức thuộc Toà Thánh phải qua Ngân hàng Vatican hay còn gọi là “Viện Giáo Vụ” (IOR).

Vatincan News Tiếng Việt:

9

Giáo hội Châu Á “đứng trước ngã rẽ lịch sử”

Văn Yên, SJ – Vatican News

Nhân dịp mừng 50 năm thành lập Liên HĐGM Á châu, ngày 22/8, ĐHY Charles Bo, chủ tịch của Liên HĐGM, đã chủ sự buổi cầu nguyện khai mạc tại Đền thánh Chân phước Nicholas Bunkerd Kitbamrung ở Bangkok, Thái Lan.

Vatincan News Tiếng Việt:

10

Hơn 700 trường Công giáo Philippines phải đóng cửa

Ngọc Yến – Vatican News

Hơn 700 trường Công giáo ở Philippines đã buộc phải đóng cửa do hậu quả đại dịch Covid-19. Trong hai năm không có học sinh theo học, đã làm cạn kiệt hoàn toàn kinh phí của nhiều trường.

Vatincan News Tiếng Việt:

11

Cử hành Ngày quốc tế các nạn nhân bị bách hại vì tôn giáo 22/8

Ngọc Yến – Vatican News

Trong Ngày quốc tế các nạn nhân của các hành vi bạo lực vì lý do tôn giáo hoặc tín ngưỡng 22/8, ông Thomas Heine-Geldern, Chủ tịch điều hành của Tổ chức Trợ giúp các Giáo hội đau khổ nhấn mạnh rằng, các Kitô hữu là thành phần bị bách hại nhiều nhất trong các cuộc bách hại tôn giáo trên thế giới.

Vatincan News Tiếng Việt:

12

Công nghị Hồng y ấn định ngày tôn phong hai vị hiển thánh mới

 

G. Trần Đức Anh, O.P. | RVA

Trong Công nghị tấn phong 20 hồng y mới, chiều thứ Bảy, ngày 27 tháng Tám tới đây, Đức Thánh cha Phanxicô sẽ công bố ngày tôn phong hai vị chân phước lên bậc hiển thánh. Đó là chân phước Gioan Baotixita Scalabrini và Artemide Zatti.

Đài Chân Lý Á Châu:

.

STT

Giáo Hội Việt Nam

Tác giả

Nội dung chính

Nguồn

1

Phản hồi trong tiến trình Thượng Hội đồng cho thấy Giáo hội ‘sống động’ và khao khát Phúc âm

Carol Glatz / Nt. Anna Ngọc Diệp, OP
Chuyển ngữ 

Trong cuộc họp báo tại Vatican hôm 26. 8 vừa qua nhằm cập nhật kết quả khi kết thúc giai đoạn Thượng Hội đồng Giám mục cấp Giáo phận, các vị hữu trách nhìn nhận rằng những ý kiến đóng góp và phản hồi của Dân Chúa trên khắp thế giới vào tiến trình Thượng Hội đồng đã truyền cảm hứng về lòng biết ơn, hy vọng và niềm tin sâu sắc hơn đối với nhiều người tham gia vào tiến trình này.

Hdgmvietnam:

2

Quản trị, chuyển nhượng tài sản trong giáo phận

Lm. J.B. Lê Ngọc Dũng

“Tài sản của Giáo Hội” được hiểu là tài sản của các pháp nhân công trong Giáo Hội, không phải là tài sản của Giáo hội phổ quát (đ. 1258). Việc quản trị tài sản của Giáo hội thuộc về quản trị tài sản của các pháp nhân công trong Giáo hội và luôn mang tính hiệp đoàn.

Hdgmvietnam:

3

Tính lai ghép – Một cách nhận thức và mô tả hội họa Việt Nam

Lm. Phạm Trung, S.J (Seattle University)

Bài viết “tính lai ghép – một cách nhận thức và mô tả hội họa Việt Nam” được linh mục Phạm Hoàng Trung soạn bằng tiếng Anh, nhân chuyến về thăm, triển lãm một số tranh- tượng, và gặp gỡ giới họa sĩ Công giáo Việt Nam tại hai cuộc triển lãm diễn ra trên địa bàn TGP.

Hdgmvietnam:

4

Phôi từ ba cha mẹ hay hiến tặng ty lạp thể: Một nhận định trên phương diện Y Khoa và Luân Lý Công Giáo

BS Trần Như Ý Lan, CND

Mối tương quan đan xen giữa đạo đức, thần học và khoa học kỹ thuật thời hiện đại thường nảy sinh nhiều vấn nạn cần phân định, cách riêng để huấn luyện lương tâm chân thực của Kitô hữu.

Hdgmvietnam:

5

Chiêm ngắm Ba Ngôi để xây dựng một Hội thánh hiệp thông

Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Hương
Đại Chủng Viện Vinh Thanh

Hiệp thông là một trong những yếu tố cần thiết quyết định cho sự sống còn của Hội Thánh. Bởi lẽ, nó là yếu tố làm cho mọi thành phần Dân Chúa hiệp nhất nên một với nhau trong đời sống và sứ vụ để trở nên một Nhiệm Thể Chúa Kitô. Sự hiệp thông Hội Thánh bắt nguồn từ chính Thiên Chúa Ba Ngôi, nghĩa là từ sự hiệp thông giữa Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.

Hdgmvietnam:

.

STT

Các Giáo Phận

Tác giả

Nội dung chính

Nguồn

1

TGP Hà Nội: Thư gửi các sinh viên, học sinh công giáo dịp đầu năm học 2022 – 2023

TGM Giuse Vũ Văn Thiên

“Thiên Chúa đã ký thác cho các con những khả năng riêng, Ngài đặt niềm tin nơi các con và muốn các con trân quý thời gian hiện tại, để đáp lại thánh ý Ngài bằng cả tấm lòng thành. Nhân dịp Năm học mới, cha vui mừng được chia sẻ một vài tâm tình, với ước mong góp thêm hành trang cho các con trong chặng đường sắp tới.”

Tổng Giáo Phận Hà Nội:

2

Giải bóng đá hiệp hành : Clergy Qui Nhơn và Clergy KonTum

Lm. Giuse Nguyễn Đức Minh

Với tinh thần Hiệp Hành với các giáo sĩ trong toàn quốc, Giáo phận Qui Nhơn được vinh dự tổ chức trận đấu bóng đá giữa 2 đội Clergy Qui Nhơn và Clergy KonTum trên sân vận động thị xã An Nhơn. Trận đấu diễn ra ngày 17.08.2022 trong khuôn khổ của bảng C. Đây là trận đấu cuối cùng của 2 đội.

Giáo Phận Qui Nhơn:

3

Gặp gỡ vị thánh đã mở các trường công đầu tiên

Larry Peterson và Kathleen N. Hattrup / Chuyển ngữ: Phil. M. Nguyễn Hoàng Nguyên

Thánh Joseph Calasanz (Giuse Calasan) xem giáo dục là chìa khóa của sự thành công và cảm thấy rằng trẻ em nghèo cũng cần phải có được cơ hội này.

Giáo Phận Vĩnh Long:

4

Ngày Hiền Mẫu Miền Kon Tum (25/08/2022)

Minh Sơn

Thứ Năm ngày 25/08/2022, khoảng 4.700 bà mẹ công giáo Miền Kon Tum đã qui tụ về Nhà Thờ giáo xứ Tân Hương mừng lễ Thánh Mônica, bổn mạng giới Hiền Mẫu.

 

Giáo Phận Kon Tum:

5

Thánh Lễ Tuyên khấn Lần đầu của các Nữ Tu thuộc Hội Dòng Chúa Quan Phòng Portieux, Tỉnh Dòng Tây Nguyên

Minh Sơn 

Thứ Tư 24/08/2022, vào lúc 5 giờ 30 tại nhà thờ giáo xứ Phương Quý Kon Tum đã diễn ra thánh lễ tuyên khấn lần đầu của 12 nữ tu thuộc Hội Dòng Chúa Quan Phòng Portieux, Tỉnh Dòng Tây Nguyên. Thánh lễ do Đức Cha Aloisiô Nguyễn Hùng Vị, Giám mục giáo phận Kon Tum chủ tế.

Giáo Phận Kon Tum:

6

Lược sử Giáo xứ Đăk Mút

Minh Sơn 

Làng Đăk Mut (dân tộc Bahnar) đã đón nhận đức tin năm vào 1901. Cha Kemlin đã hướng dẫn các cộng đoàn tín hữu trong địa sở của ngài xây dựng nhà thờ, và ngài thường xuyên đến thăm viếng, dạy giáo lý, ban các bí tích…Từ đây, Họ đạo Đăk Mut được hình thành trực thuộc địa sở Hàmong, do cha Kemlin phụ trách thời kỳ đầu từ 1899-1912.

Giáo Phận Kon Tum:

7

‘Đi tu’ có khác với ‘Sống đời thánh hiến’ không?

Đaminh Trường Sơn SDB

Trong các ngôn từ hằng ngày mọi người hay sử dụng, chúng ta nhận thấy rằng, bình thường nhiều người sẽ gọi các linh mục, tu sĩ là những “người đi tu”; rất hiếm khi họ được gọi là những “người sống đời thánh hiến”. Thế nhưng vấn đề đặt ra đó là “đi tu” có khác gì so với “sống đời thánh hiến”? “Sống đời thánh hiến” thực sự mang lại ý nghĩa nào? “Đi tu” có giá trị gì?

Tổng Giáo Phận Sài Gòn:

.

STT

Các Hội Dòng

Tác giả

Nội dung chính

Nguồn

1

10 PHƯƠNG THẾ ĐỂ HOÀN THIỆN CUỘC SỐNG HÔN NHÂN

Lm. Ed Broom, OMV/ Nt. Anna Ngọc Diệp, OP lược dịch

Một gia đình đích thực, trong mắt Thiên Chúa, bao gồm sự kết hợp giữa người nam và người nữ, được chúc phúc và thánh hóa qua Bí tích Hôn phối. Theo chương trình của Đấng Tạo hoá, một trong những mục đích chính của Hôn nhân Thánh là sự sinh sản con cái.

Dòng Đaminh Thánh Tâm:

2

TIẾN TRÌNH HIỆP HÀNH: MỘT GIÁO HỘI ‘SỐNG ĐỘNG’, KHAO KHÁT PHÚC ÂM

Carol Glatz/ Nt. Anna Ngọc Diệp, OP lược dịch

Trong cuộc họp báo tại Vatican hôm 26.8 vừa qua nhằm cập nhật kết quả khi kết thúc giai đoạn THĐ cấp Giáo phận, các vị hữu trách nhìn nhận rằng những ý kiến đóng góp và phản hồi của Dân Chúa trên khắp thế giới vào tiến trình Hiệp hành đã truyền cảm hứng về lòng biết ơn, hy vọng và niềm tin sâu sắc hơn đối với nhiều người tham gia vào tiến trình này.

Dòng Đaminh Thánh Tâm:

3

Ra đi hiệp hành

Cộng đoàn Truyền Tin-Khóp, FMI 

Vào ngày 24.8.2022, chị em cộng đoàn Truyền Tin đã tổ chức một chuyến đi thăm các bệnh nhân phong…

Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm:

4

Trẻ Em Trong Thế Giới Người Lớn

Lm. Augustinô Đỗ Phúc, SDB

Đã xưa rồi cái thời trẻ em được phát triển theo một tiến trình tiệm tiến qua từng thời kỳ. Ngày nay, qua các phương tiện kỹ thuật số, trẻ em bị nhúng vào thế giới của người lớn quá sớm. 

Dòng Don Bosco:

5

Monica: Mẫu gương của người mẹ luôn cầu nguyện

 Lm. Anmai, CSsR

Bà chẳng có bằng cấp, bà chẳng cái tài ba hay khôn khéo gì. Thế nhưng rồi trong sổ bộ các Thánh, Bà có một vị trí rất đẹp, rất tuyệt vời mà cứ hễ nhắc đến hình ảnh người vợ, người mẹ mẫu mực thì không ai có thể quên bà : Monica. Cuộc đời của Bà chìm đắm trong cầu nguyện để rồi hai mẹ con cùng làm Thánh.

Hội Dòng Mến Thánh Giá Qui Nhơn:

.

Ý Lực Sống 45: Người Nghèo, Người Giàu

* NGƯỜI NGHÈO : KHỔ, Vì SỐNG mà không có TIỀN xài !

* NGƯỜI GIÀU : KHỔ , Vì CHẾT mà TIỀN xài . . . chưa hết !

1. Người nghèo chịu khổ: Vì sống mà không có tiền “xài” ! Chữ “xài” áp dụng cho người nghèo là không chỉnh. “Xài tiền” nghĩa là mình có nhiều tiền, thích mua là mua, thích ăn là ăn, cả khi không có nhu cầu ! Mua sắm không cần tính toán ! Người nghèo không như vậy đâu: Không có sữa cho con, không đủ ăn trong gia đình, không có tiền mua thuốc khi đau bệnh, thậm chí con ở tuổi đi học mà cũng phải ở nhà lao động phụ thêm cho cha mẹ. Người nghèo tính toán từng chi tiết trong tiêu pha. Người nghèo thêm cái khổ “tâm” là bị coi thường. Con cái nhà giàu xum xuê từ ăn mặc cho tới xe cộ, rồi được học thêm đủ thứ ! Cha mẹ nhà nghèo thấy con mình thiếu thốn thì buồn ! Con cái nhà nghèo thì tủi thân. Cha mẹ nhà nghèo nên xác tín điều này: giàu ĐỨC mới thật sự là giàu, giàu CỦA thôi chưa thật sự là giàu. ĐỨC thì tồn tại muôn đời, CỦA thì có thể hư mất nếu không biết biến nó thành của cải thiêng liêng nhờ việc bác ái.

2. Người GIÀU khổ : Vì chết mà tiền “xài” chưa hết !

Chắc là nói cho vui vậy thôi !

Sống mà có tiền xài là nhất trên đời rồi. Này nhé : Tiền là Tiên là Phật, là sức bật của lò xo, là thước đo của lòng người , là nụ cười của tuổi trẻ, là sức khỏe của ông già, là cái đà của danh vọng, là cái lộng của vinh quang, là cái thang của công lý, là hết ý của tình yêu . . . Mấy câu nói vui này về. . . đồng tiền, nhưng thời nào cũng đúng. Vậy cho nên ai cũng mê tiền. Nghe nói bây người ta chọn chồng thì phải có đủ 3 G ! G thứ nhứt là Giàu ( nhiều tiền). G thứ hai là Giỏi (bằng cấp). G thứ ba là Gian (Tham nhũng, gian lận thì mau giàu). Bây giờ gia đình nào cũng cố làm sao cho có nhà 3 mê ,có xe 4 bánh. Phải có thật nhiều tiền thì mới có được chứ ?!

Còn chết mà xài tiền chưa hết thì chỉ tiếc thôi, chớ có mấy ai than khổ đâu ? Có khi là khổ ở kiếp sau vì đồng tiền bất lương và vì xài tiền bất chính ! Việc này là chắc chắn, theo luật Nhân Quả !

Người ta bảo người giàu người nghèo chết cũng như nhau, cũng ba tấc đất thôi ! Mình thì thấy mộ người giàu hoặc mộ của mấy ông lớn thì to đùng và “hoành tráng”, còn mộ nhà nghèo thì thua xa lắc xa lơ luôn. Cái quan trọng là kiếp sau ai được hạnh phúc thì mới quý ! Lăng tẩm mà làm gì khi phải trầm luân khổ lụy đời đời ? ! Chúa Giêsu nói : Lời lãi cả và thế gian mà mất linh hồn thì nào được ích gì ?

3. Thánh Giáo Hoàng Gioan 23 có nói một câu rất hay về của cải đời này : “Không sợ thiếu, chỉ sợ không chia sẻ !”

Ai cũng lo vun đắp cho gia đình mình, cho con cái mình. Đủ quá rồi cũng cứ “xài” thêm mặc cho con nhà nghèo thiếu thốn trăm bề sống kề cận nhà mình.

Mình hay vào thăm nhà bếp của những gia đình nghèo người Thượng ! Mình đã từng thấy các trẻ em nghèo đang ăn một tô cơm mà không có thức ăn ! Ước gì có cá khô. . .

Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ !

4. Chuyện kể một tỷ phú người Mỹ nọ . . .

Tại sao lại không tỷ Phú người Nga hay là người Tàu nhỉ ? Chắc tại người Mỹ có “tánh” hay cho ?

Vị tỷ phú đó sau khi đã chia tài sản mình cho con cái, ông yêu cầu con cái sau này khắc ghi trên phần mộ mình 3 câu mà ông bảo rằng suốt cả đời ông mới “HỌC” được :

*Câu thứ nhứt: Những gì tôi có mà tôi đã tiêu xài thì bây giờ không còn nữa.

*Câu thứ hai: Những gì tôi có mà tôi chưa kịp tiêu xài thì bây giờ đang ở trong tay kẻ khác.

*Câu thứ ba: Những gì tôi có mà tôi đã chia sẻ cho người nghèo khó thì bây giờ đó mới chính là của tôi.

Xưa Chúa Giêsu nói với anh thanh niên giàu có là hãy bán cái gì anh có mà cho người nghèo khó thì anh sẽ có một KHO TÀNG trên Trời. Anh thanh niên giàu có này không tin vào Lời của Chúa Giêsu nên bỏ cuộc ra về. Phúc Âm kể là Chúa Giêsu đã nhìn anh thanh niên và đem lòng thương nên mới bày anh ta như vậy, và còn kêu gọi anh theo Ngài nữa. Chỉ vì “Anh có nhiều của” mà từ chối lời mời gọi rất quý giá này!

5. “Người nghèo thì bên cạnh anh em lúc nào cũng có “ (Ga 12,8)

Sau 1975 mới nghe được câu :Xoá đói giảm nghèo. Giảm nghèo thôi chớ không xoá nghèo được ! Bảo đảm nước nào cũng có người nghèo: Không đủ ăn, không nhà ở . . . chỉ vì nghèo. Hồi đó cũng được dạy : Ăn no mặc ấm; rồi sau đó mới được ăn ngon mặc đẹp. Vậy mà miết tới bây giờ vẫn còn nhiều người chưa có ăn no mặc ấm; và còn lâu mới ăn ngon mặc đẹp được. Cũng có người chỉ lo mặc cho đẹp mà cái bụng thì lép xẹp luôn! Sỹ diện cũng là cái bệnh của thời đại ! Nghèo mà không trộm cắp là tốt hơn giàu mà bất lương ! Tại cứ nghĩ mình đói ăn không ai thấy, mình mặc không đẹp người ta đánh giá mình !

Có người bảo sao không cho cần câu mà cứ cho con cá ? Làm sao mà cha cứ phải “cho” miết miết vậy ? ! Mình cũng không biết phải giải thích thế nào. Cụ thể, trước mắt mình luôn có trẻ em thiếu sữa vì mẹ không có sữa mà không có tiền mua sữa, người nghèo bệnh thông thường mà không có thuốc và không có tiền mua thuốc, đâu có ai tới tiệm thuốc “xin” thuốc ? Nhà đông con mà không có gạo. . . Xưa rừng bạt ngàn có đủ thứ ăn được, giờ không còn; rừng giữ nước, hết rừng thì sông suối cạn kiệt rồi lại ô nhiễm, đào giếng thì cũng may rủi và tốn kém, đất đai thì bị “quy hoạch” và được cấp giá quá rẻ. . . Cá ở đâu mà câu ? Nghèo là cái chắc ! Thấy vậy mà không giúp là bất nhân ! Người nghèo khổ vì sống mà không có tiền là như vậy đó.

6. Chúa phán xét “thưởng phạt” theo tiêu chuẩn nào thì ai cũng rõ rồi:

“ Hãy vào hưởng hạnh phúc ngàn đời dành sẵn cho các ngươi, vì xưa Ta đói các ngươi cho ăn, Ta khát các ngươi cho uống . . .”

Hoặc:

“ Hãy xéo khỏi mặt Ta mà vào lửa đời đời dành sẵn cho các ngươi, vì xưa Ta đói các ngươi không cho ăn, Ta khát các ngươi không cho uống. . . ” Mt 25.

Chúa đâu có bảo làm tổng thống hoặc làm cha cố thì ngồi cao, làm ăn mày thì ngồi chỗ thấp đâu? Xin mỗi người hãy xét mình.

Bản thân mình đã từng gặp nhiều người cho kẻ đói ăn . Nay đói cho ăn, mai đói cho nữa ! Đâu có phải ăn một lần là no cả đời !Những người này là gương tốt cho đời linh mục mình lắm lận. Cảm ơn các bạn.

Chúa Giêsu vẫn nhắc nhở chúng ta : Người nghèo thì bên cạnh anh em lúc nào cũng có.

Xin cho chúng con biết chia sẻ ngay khi chúng con còn nghèo vì đó là kho tàng trên trời của chúng con. AMEN

Linh Mục Phêrô Nguyễn Vân Đông – Gp Kon Tum

WGPKT(29/08/2022) KONTUM