Bản Tin Tổng Hợp Trong Tuần (25/09/2022 – 01/10/2022)

Ban Mục Vụ Truyền Thông Giáo Phận Kon Tum

 Bản Tin Tổng Hợp Trong Tuần

Chúa Nhật 25/09/2022  –  Thứ Bảy 01/10/2022

STT

Giáo Hội               Hoàn Vũ

Tác giả

Nội dung chính

Nguồn

1

Chiến dịch “Một triệu trẻ em lần chuỗi Mân Côi” năm 2022

Ngọc Yến – Vatican News

Tổ chức Trợ giúp các Giáo hội Đau khổ (ACN) thông báo chiến dịch “Một triệu trẻ em lần chuỗi Mân Côi” cho năm 2022 sẽ được bắt đầu vào ngày 18/10, đồng thời mời gọi các giáo xứ, các trường học và các gia đình tham gia.

Vatian News Tiếng Việt:

 

2

Toà Thánh gửi sứ điệp Ngày Thế giới Du lịch 2022

Ngọc Yến – Vatican News

Trong sứ điệp công bố ngày 27/9/2022 cho Ngày Thế giới về Du lịch, với tựa đề “Suy nghĩ lại về du lịch”, Đức Hồng Y Michael Czerny, Tổng trưởng Bộ Phục vụ và Phát triển Con người Toàn diện mời gọi những ai đang hoạt động trong ngành du lịch phải hướng đến một du lịch công bằng, bền vững, toàn diện và đem lại hy vọng cho mọi người.

Vatican News Tiếng Việt:

 

 

 

3

Tiếp kiến chung 28-9-2022 – ĐTC Phanxicô: Cầu nguyện với Chúa Giêsu như trò chuyện với một người bạn

Hồng Thủy – Vatican News

Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến việc cầu nguyện trong phân định. Ngài nhắc rằng cầu nguyện không đơn thuần là việc tập luyện trí tuệ nhưng bao gồm cả cảm xúc và trái tim. Cầu nguyện giúp chúng ta thêm gắn kết với Chúa và ngày càng tin tưởng khi chúng ta nhận ra rằng, khi hiểu và đón nhận thánh ý của Chúa, chúng ta sẽ tìm thấy hạnh phúc thực sự của mình.

Vatican News Tiếng Việt:

 

4

Hiệp định Tòa Thánh – Trung Quốc và kho tàng đức tin

Ngọc Yến – Vatican News

Ông Gianni Valente, tân Giám đốc hãng tin Fides của Bộ Truyền giáo mạnh mẽ bảo vệ Hiệp định giữa Toà Thánh và Trung Quốc. Theo ông, để hiểu thấu các lý do cách tiếp cận của Đức Thánh Cha và các cộng sự của ngài, cần phải ghi nhớ lịch sử gần đây của Công giáo ở Trung Quốc và nhận ra những gì đã hướng dẫn các bước đi của Tòa Thánh trong nhiều thập kỷ khi giải quyết các vấn đề của người Công giáo Trung Quốc.

Vatican News Tiếng Việt:

 

5

Vatican thông báo chủ đề Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội lần thứ 57 (2023)

Hồng Thủy – Vatican News

Ngày 29/9/2022, Phòng Báo chí Toà Thánh đã công bố chủ đề cho Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội lần thứ 57 vào năm 2023: “Hãy nói bằng trái tim: Veritatem facientes in caritate” – Thực hiện chân lý trong bác ái.

Vatican News Tiếng Việt:

6

Đức Thánh Cha: Lãng phí thực phẩm là lãng phí con người

 

Ngọc Yến – Vatican News

 

Nhân Ngày Quốc tế Nhận thức về Thất thoát và Lãng phí Thực phẩm, ngày 29/9, Đức Thánh Cha đã gửi sứ điệp đến ông Khuất Đông Ngọc (Qu Dongyu), Tổng Giám đốc Tổ chức Nông Lương của Liên Hiệp Quốc (FAO), trong đó ngài mời gọi mỗi người tái định hướng lối sống của mình một cách có ý thức và trách nhiệm, để mọi người đều có được lương thực cần thiết, đồng thời nhấn mạnh rằng “lãng phí thực phẩm là lãng phí con người”.

Vatican News Tiếng Việt:

 

7

ĐTC khuyến khích tu sĩ dòng Chúa Cứu Thế canh tân sứ vụ để phục vụ người nghèo

Hồng Thủy – Vatican News

Ngày 01/10/2022, trong cuộc gặp gỡ các tu sĩ tham dự tổng hội thứ 26 của dòng Chúa Cứu Thế, Đức Thánh Cha khích lệ họ can đảm thay đổi qua sự hoán cải trái tim và tâm trí và thay đổi cấu trúc; đừng ngại đi những con đường mới, đối thoại với thế giới dưới ánh sáng của truyền thống thần học luân lý phong phú của họ.

Vatican News Tiếng Việt:

 

8

Các giám mục Đức bất đồng với nhau về vấn đề luân lý tính dục

 

G. Trần Đức Anh, O.P. | RVA

Trong khóa họp mùa thu, từ ngày 26 đến 29 tháng Chín vừa qua, khoảng 70 giám mục Đức nhìn nhận các vị không đạt tới sự đồng thuận về vấn đề cải tổ luân lý tính dục.

 

Đài Chân Lý Á Châu:

 

STT

Giáo Hội Việt Nam

Tác giả

Nội dung chính

Nguồn

1

Toàn bộ Diễn văn của Đức Phanxicô dành cho Hội nghị về học thuyết của thánh Tôma tiến sĩ

Nt. Anna Ngọc Diệp, OP
Dòng Đa Minh Thánh Tâm
Chuyển ngữ từ: press.vatican.va (22. 9. 2022)

Hội nghị về Học thuyết của thánh Tôma được tổ chức tại Đại học Giáo hoàng thánh Tôma Aquinô, còn được gọi là Đại học Angelicum, ở Roma, từ ngày 19 đến 2492022Với sự tham dự của hơn 350 học giả đến từ khắp nơi trên thế giới, dưới sự chủ trì của Đức Hồng y Luis Ladaria, Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tincác thần học gia và triết gia Ý, Mỹ, Pháp, Tây Ban Nha và Ba Lan nối tiếp nhau ở diễn đàn tạo nên sự kiện này.

Hdgmvn:

2

Hội thảo Mục vụ Di dân 2022 – Nhìn lại thực trạng mục vụ di dân

Minh Hải

Hội thảo Mục vụ Di dân 2022 (MVDD) với nhiều vấn đề về di dân và đặc biệt với nội dung “Nhìn lại thực trạng mục vụ di dân” đã được tổ chức tại Tòa Giám Mục Nha Trang từ ngày 27 đến 29.9.

Hdgmvn:

3

Thư mời tham dự Đại hội Gia đình năm 2022

Lm. Giuse Hà Đăng Định -Thư ký UBMVGĐ/HĐGMVN

* Nội dung

– Đồng hành với Đại Hội Quốc Tế về Gia Đình tại Rôma đã diễn ra từ ngày 22-26/6/2022
– Tổng kết 3 năm sinh hoạt của Ủy Ban
– Định hướng cho 3 năm sinh hoạt sắp tới, 2022 – 2025.

Hdgmvn:

4

Sự tôn vinh của UNESCO đối với thánh Têrêsa Lisieux

Matilde Latorre / Nt. Anna Ngọc Diệp, OP
chuyển ngữ

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO) sẽ chính thức tổ chức kỷ niệm 150 năm ngày sinh của Thérèse Martin (Thánh Têrêsa Lisieux), một trong những vị thánh vĩ đại nhất mọi thời đạivào năm 2022-2023.

Hdgmvn:

5

Bậc cha mẹ và phương tiện truyền thông

Nt. Nancy Usselmann / Nt. Anna Ngọc Diệp, OP chuyển ngữ

Càng trao đổi về trải nghiệm phương tiện truyền thông với nhau như một gia đình, chúng ta càng phát triển thêm nhiều phương cách giúp cho việc phân định, vốn kéo dài suốt cuộc đời.

Hdgmvn:

6

Giá trị của lối sống hiệp hành trong đời thánh hiến

Nữ tu Ngọc Lan, FMM

Sự hiện diện của những người sống đời thánh hiến và tiếng nói của họ đóng góp một phần không thể thiếu trong đời sống của các Giáo hội địa phương cũng như của Hội thánh toàn cầu, làm nên vẻ đẹp phong phú đa dạng của cộng đồng Dân Chúa giữa lòng thế giới.

Hdgmvn:

7

Hoà bình là một con đường hẹp

La Civiltà Cattolica
ngày 01.7.2022

Mỗi cuộc chiến là một sự thất bại của hoà bình. Mỗi cuộc chiến đều là sự đau thương, thống khổ và chết chóc. Trong đó, hoà bình là một hành trình gian nan của sự tái thiết. Cuộc xâm lăng của Nga đối với Ukraina đã thức tỉnh sự u mê của các quốc gia châu Âu trong việc quen thuộc với tư tưởng rằng chiến tranh là vấn đề của người khác.

Hdgmvn:

8

Ngoại biên nhưng lại rất gần – Mục vụ hôn nhân gia đình cho người lương dân

Lm. Giuse Đinh Đức Hậu

Thật ra gọi là vùng ngoại biên đấy, nhưng đâu nhất thiết ở đâu xa xôi mà là ngay tại nơi chốn thân quen hằng ngày của chúng ta, với công việc hằng ngày nếu chúng ta để tâm một chút sẽ thấy vùng ngoại biên cần chúng ta khám phá và dấn thân. 

Hdgmvn:

9

Nước Mặn – Nơi có duyên nợ với Đức cha Lambert

Linh mục Gioan Võ Đình Đệ

Khi Tòa thánh thành lập hai giáo phận Tông tòa tại đất nước “Con Rồng Cháu Tiên” vào ngày 09.09.1659, Đức cha Pierre Lambert de La Motte được bổ nhiệm làm Giám quản Tông tòa Giáo phận Đàng Trong…Đến ngày 20.7.1671, Đức cha rời cảng Ayutthaya để vào Đàng Trong. Trong chuyến viếng thăm mục vụ nầy, Nước Mặn – nơi có duyên nợ với Đức cha Lambert.

Hdgmvn:

.

 

STT

Các Giáo Phận

Tác giả

Nội dung chính

Nguồn

1

Thư cám ơn của Đức cha Giuse Võ Đức Minh

+ Giuse Võ Đức Minh

Đức Cha Giuse Võ Đức Minh

cám ơn và từ giã quý Cha, quý Hội Dòng và Anh chị em trong Giáo phận Nha Trang.

Giáo phận Nha Trang:

2

Lời Chủ chăn Giáo phận Vĩnh Long – Về nguyên tắc liên đới

+ Phêrô Huỳnh Văn Hai, Giám Mục Gp. Vĩnh Long

Giáo phận Vĩnh Long, trong Gợi ý Mục vụ lần X, sẽ nói về Nguyên tắc Liên đới, được trích trong Tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo hội Công Giáo, DOCAT và Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo.

Giáo phận Vĩnh Long:

3

Tại sao Đức Giáo hoàng Phanxicô thường xuyên nhận được những đóa hồng trắng?

Claire Guigou / Lê Hưng
chuyển ngữ

Hãy khám phá mối dây thiêng liêng âm thầm mạnh mẽ liên kết Đức Giáo hoàng Phanxicô với Thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu.

TGP Sài Gòn:

4

XÂY DỰNG TÌNH HUYNH ĐỆ PHỔ QUÁT – MỘT LỐI SỐNG
MANG HƯƠNG VỊ TIN MỪNG

Lm. Giuse Võ Tá Hoàng

Chúng ta bước vào thế kỷ 21 với một vết thương khá sâu rộng. Cả nhân loại phải đương đầu với cơn đại dịch Covid-19 đang tàn phá xã hội. Một thách thức quan trọng ngày nay, đặc biệt giai đoạn sau đại dịch covid-19, là xây dựng lại mối quan hệ đúng đắn giữa các mối liên hệ xã hội, giữa người với người. Cho nên, đây là cơ hội đặc biệt để đặt ra nhiều câu hỏi liên quan đến mối liên hệ đó trong một thế giới rộng lớn.

Giáo phận Qui Nhơn:

5

Thánh Lễ Truyền Chức Linh Mục: “Linh Mục Một Tay Nắm Lấy Bàn Tay Thiên Chúa, Và Một Tay Nắm Lấy Bàn Tay Con Người

 

Minh Sơn

Thánh lễ truyền chức Linh mục cho 9 Thầy Phó tế tại Nhà thờ Chính tòa Kon Tum, vào lúc 5 giờ 30 ngày 29/09/2022, do Đức Cha Aloisiô, Giám mục Giáo phận Kon Tum chủ sự.

Giáo phận Kon Tum: 

6

Thánh lễ mừng kính Thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu, bổn mạng Chủng viện Thừa sai Kon Tum

Minh Sơn

Sáng Thứ Bảy ngày 01/10/2022, vào lúc 9 giờ 30, Thánh lễ mừng kính Thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu, bổn mạng Chủng viện Thừa sai Kon Tum đã được cử hành tại Nhà nguyện Chủng viện.

Giáo phận Kon Tum:

.

 

STT

Các Hội Dòng

Tác giả

Nội dung chính

Nguồn

1

Tính Bất Khả Ngộ thường bị hiểu sai – Ý nghĩa thật sự của Tính Bất khả ngộ của Đức Giáo Hoàng là gì?

Thomas P. Rausch, SJ/ Chuyển ngữ: Francis Xavier Đoàn Công Trình, SJ

Tính bất khả ngộ của Giáo hoàng, được Công đồng Vaticano I long trọng xác định trong Hiến chế Tín lý “Mục tử Đời đời” (Pastor Aeternus) năm 1870, từ lâu đã gây tranh cãi và thường xuyên bị hiểu lầm trong và ngoài Giáo Hội.

Dòng Tên Việt Nam:

2

Têrêsa Hài Đồng Giêsu và công cuộc loan báo Tin Mừng

Lm. Đa Minh Nguyễn Đức Thông, CSsR.

Nguồn gốc, nền tảng của công cuộc loan báo Tin Mừng của Thánh Têrêxa

 Đaminh Tam Hiệp: 

3

Cha Giám Tỉnh DCCT Việt Nam chia sẻ về Tổng Công Hội của Dòng đang diễn ra tại Rôma

Dòng Chúa Cứu Thế

 

Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam:

4

Tổng Công Hội DCCT yết kiến Đức Thánh Cha Phanxicô

Dòng Chúa Cứu Thế

Thứ Bảy ngày 1 tháng 2022 năm 2022, tại Hội trường Clementine của Cung điện Tông đồ Vatican, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến cácthành viên Tổng Công Hội XXVI của Dòng Chúa Cứu Thế.

Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam:

5

Cha Phaolô Lưu Quang Bảo Vinh, CSsR đắc cử Tổng Cố Vấn DCCT

 

Lm Giuse Nguyễn Ngọc Bích, Giám Tỉnh.

Ngày 29/9/2022, cha Phaolô Lưu Quang Bảo Vinh, được bầu làm Tổng Cố Vấn của Dòng Chúa Cứu Thế nhiệm kỳ 2023- 2029.

Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam: 

6

Cùng Mẹ truyền giáo bằng lời kinh Mân côi

Nt. M.Anna Lê Thị An Bình, FMI

Ước gì mỗi lần suy niệm các mầu nhiệm của Kinh Mân Côi chúng ta lại tiến thêm một bước đến gần Chúa hơn, kinh nghiệm về Chúa sâu xa hơn để từ đó chúng ta cũng trở nên nhân chứng về những điều vĩ đại mà Thiên Chúa đã làm cho cuộc đời của chúng ta.

Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm:

7

CÓ THỂ TRỘN NƯỚC THƯỜNG

VÀO NƯỚC THÁNH KHÔNG?

Lm. Brian Mullady, OP / Nt. Anna Ngọc Diệp, OP

chuyển ngữ

Nước sạch được thêm vào Nước Thánh sẽ được mang bản chất của Nước Thánh. Nhưng có một số hạn chế được khuyến nghị cho việc này, có thể tóm tắt như sau: “Theo phong tục phổ biến, dù không phải là sự giảng dạy chính thức, miễn là lượng nước được thêm vào không vượt quá một nửa lượng Nước Thánh có sẵn thì tất cả nước trong vật chứa được coi là Nước Thánh”.

Dòng Đaminh Tam Hiệp:

8

THÁNG 10, LỜI MỜI GỌI CẦU NGUYỆN VỚI KINH MÂN CÔI

Lm. Jeffrey F. Kirby/ Nt. Anna Ngọc Diệp, OP

chuyển ngữ

Theo lịch Phụng vụ tháng 10, Giáo hội mừng lễ Đức Mẹ Mân Côi, và nhắc nhớ về việc lần Chuỗi Mân côi như là cách thế để các tín hữu cầu nguyện và tưởng niệm các biến cố trong cuộc đời của Đức Giêsu và Mẹ Maria.

Tuy nhiên, có 2 câu hỏi chúng ta có thể nghĩ đến:

– Tại sao tháng 10 được chọn là tháng Mân Côi?

– Tại sao việc lần hạt Mân Côi lại được Giáo hội cổ võ đặc biệt như vậy?

Dòng Đaminh Thánh Tâm:

9

Thánh lễ khai giảng năm học giáo lý tại giáo xứ Rờ Kơi

Trần Hùng OP.

Vào lúc 07h30, Chúa Nhật ngày 25.09.2022, tại thánh đường giáo xứ Rờ Kơi thuộc giáo phận Kon Tum, cha phó xứ Giuse Nguyễn Văn Bình OP. đã cử hành thánh lễ khai giảng năm học giáo lý, niên khóa 2022 – 2023. Hiệp dâng trong thánh lễ có sự hiện diện của quý thầy, quý sơ, các anh chị giáo lý viên, quý cộng đoàn, và toàn thể các em thiếu nhi giáo xứ Rờ Kơi.

Đaminh Việt Nam:

.

Ý Lực Sống 50: Hữu Thần – Vô Thần

1. Nếu có một bên đúng thì phải có một bên sai ! Có là có, không là không. Không thể chấp nhận vừa có lại vừa không, vừa đúng lại vừa sai ! Chân Lý là chỉ có một. Không ai nói một cộng một là hai vừa đúng lại vừa sai !

2. Mình hơn 80 tuổi : khẳng định là mình tin có Thiên Chúa. Người không tin có Chúa sẽ bảo là mình sai, đối lại thì mình bảo người không tin có Chúa là sai ! Không thể nào nói Thiên Chúa vừa có lại vừa không !

3. Thiên Chúa của mình là Đấng như thế nào ?

Thưa : Thiên Chúa mà mình tin kính, yêu mến và tôn thờ là do Đức Giêsu Kito giới thiệu. Người là Đấng tạo dựng muôn loài trong đó có mình, Người là Cha đầy lòng yêu thương, Người đến ở với những ai yêu mến Người mà không bao giờ phân biệt màu da, sắc tộc hay giàu nghèo, cao sang hay thấp hèn. Hình ảnh của một Thiên Chúa qua Dụ Ngôn người cha nhân hậu trong Phúc Âm là tuyệt vời ! (Lc 15, 11-32). Trên thế giới bây giờ có đến 2 tỷ người trong đó có rất nhiều nhà bác học tầm cỡ đã tin vào Thiên Chúa mà Đức Giêsu Kito giới thiệu ! Mình an tâm gia nhập đoàn với những người này. Rồi còn thêm nữa :

4. Trên thế giới hiện nay có rất nhiều tôn giáo. Theo quan niệm chung xưa nay,hễ tôn giáo là tin có một Đấng Siêu Linh, nghĩa là tin có Thiên Chúa cầm quyền sinh tử. . . Nếu không có chân dung một “Đấng Thiên Chúa” trong giáo lý của đạo mình thì không phải là một tôn giáo mà là một đường lối dạy con người sống tốt hơn. Đạo nào cũng dạy con người làm điều lành lánh điều dữ vì tin có nhân quả. Chính Thiên Chúa mới là Đấng phán xét công minh. Thiện ác đáo đầu chung, hữu báo !

Kể chuyện này trong Phúc Âm để thấy Chúa Giêsu cư xử thế nào với người khác tôn giáo : Người Do Thái luôn tự cho đạo mình là chính đạo và coi người Xamari là “ngoại đạo” ! Coi thường họ và không thèm tiếp xúc. Chúa Giêsu đã tiếp xúc chuyện trò với người đàn bà Xamari chỗ giếng Giacob, bà này cũng lấy làm ngạc nhiên, các môn đệ cũng ngạc nhiên. Tại sao vậy !? Chính bà “ngoại đạo” này đã khám phá ra Chúa Giêsu là vị Tiên Tri và đã rủ cả làng đến gặp Chúa Giêsu. Trong 10 người phung cùi được Chúa Giêsu chữa lành có một người “ngoại đạo” và chỉ có anh “ngoại đạo” trở lại cảm ơn Chúa Giêsu ! Chuyện Dụ Ngôn người Xamari nhân hậu chúng ta thấy thầy Tư Tế đạo giòng và người “ngoại đạo” khác nhau quá trời ! Qua Dụ Ngôn này Chúa Giêsu cho chúng ta thấy đạo nào cũng có người tốt người xấu. Thánh Giáo Hoàng Gioan-Phaolo nói: Có những người công giáo vô thần !

Mình thích người Việt tổ tiên mình thời xa xưa khi chưa có tôn giáo nào được rao truyền đã tin có Ông Trời và xem Ông Trời là tất cả : Lạy Trời mưa xuống, lấy nước tôi uống, lấy ruộng tôi cày, lấy đầy bát cơm, lấy rơm đun bếp ! Hết sẩy luôn ! Rất giản dị, rất thực tế ! Và cũng rất hợp với giáo lý đạo Công Giáo. Không có thứ gì mà không do Chúa ban cho, kể cả rơm đun bếp ! Khi còn nhỏ tôi đã thuộc lòng những câu này vì nó là bài phải học trong sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư ! Sách giáo khoa của nước ta bây giờ không đưa câu này để dạy cho học trò đâu. Ai đúng ai sai ? Câu trả lời là tuỳ mỗi người.

Số người có niềm tin tôn giáo vượt trội số người tuyên bố vô thần.

5. Nhưng. . .

Có nhiều người có thể là tin có Chúa nhờ trí khôn, vì không có thứ gì mà tự nhiên có được, nhưng lại thờ ơ hoặc dửng dưng ! Chúa thì kệ Chúa, tui kệ tui ! Yêu cầu Chúa đừng xen vào việc riêng tư ảnh hưởng đến tự do của tui. Tui phá thai kệ tui, tui tham nhũng kệ tui, tui vô thần kệ tui. . . không ảnh hưởng gì đến Chúa đâu nhé !?

Chúa cho con người có trí khôn để nhận định, có tự do để quyết định. Con loài vật không có các khả năng này. Và Chúa cũng tôn trọng tự do quyết định của con người. Anh trộm cướp giết người bị kết án tử hình một lần với Chúa Giêsu nhạo báng Chúa thậm tệ, nhưng Chúa Giêsu không nói gì, nhưng anh trộm cướp kia biết điều hơn xin với Chúa thì được ngay. Cả hai người gian ác này đều “tự do” phát biểu theo như họ muốn mà !

6. Chúa Giêsu trước khi lên trời thì đã giao trách nhiệm cho một nhóm nhỏ các môn đệ của mình là hãy đi khắp cả thiên hạ rao giảng cho mọi người được ơn biết Chúa để được ơn cứu độ. Bình thường mà nghĩ thì nhóm 11 người đó sẽ không làm nên trò trống gì đâu ! Ấy vậy mà . . . Thử nghĩ xem, có chế độ nào trên trần gian vũ khí đầy kho, binh lính đầy trại, cả nước đầy nhà tù để nhốt người bất đồng chính kiến . . . mà tồn tại hơn hai ngàn năm không ? Không hề có đâu. Thánh Phaolo đi bắt bớ cái đạo của Chúa Giêsu rồi sau đó lại đi giảng cái đạo mà mình ra sức bắt bớ với bao gian khổ khó khăn và cuối cùng tuyên bố một câu bất hủ : “ Tôi biết tôi tin vào ai “ (2Tm 1,12)

Lạy Chúa Giêsu, con biết Chúa cũng sai con đi. Xin cho con biết “lên đường” bắt đầu từ gia đình con, chòm xóm láng giềng con, và khắp nơi . . . Xin Chúa cho chúng con biết lo việc Nước Trời nữa. AMEN

Linh Mục Phêrô Nguyễn Vân Đông – Gp Kon Tum

WGPKT(03/10/2022) KONTUM