Bản Tin Tổng Hợp Trong Tuần (27/03/2022 –02/04/2022)

Ban Mục Vụ Truyền Thông Giáo Phận Kon Tum

Bản Tin Tổng Hợp Trong Tuần

Chúa Nhật 27/03/2022  –  Thứ Bảy 02/04/2022

.

STT

Giáo Hội               Hoàn Vũ

Tác giả

Nội dung chính

Nguồn

1

ĐTC Phanxicô: Quan tâm đến thế giới theo tinh thần Tin Mừng

Ngọc Yến

Trong buổi tiếp kiến các nữ tu của Dòng Nữ tử Đức Maria Rất thánh Orto, tham dự Tổng Tu nghị lần thứ XX tại Roma, sáng thứ Bảy 26/3, ĐTC mời gọi các nữ tu quan tâm đến thế giới theo tinh thần Tin Mừng: Mở lòng đón nhận hạt giống vương quốc Chúa hiện diện trong thực tế; không “đứng trên ban công” và quan sát từ xa, nhưng là đến gần, cúi xuống, chạm vào thực tế.

Vatincan News Tiếng Việt:

2

Đức Thánh Cha tặng xe cứu thương cho Ucraina

Ngọc Yến 

Sáng thứ Bảy 26/3, tại nội thành Vatican, Đức Thánh Cha đã làm phép một xe cứu thương, để Đức Hồng y Konrad Krajewski, Chánh sở Từ thiện đưa đến Lviv của Ucraina, và trao cho chính quyền thành phố, hỗ trợ người dân đang đau khổ vì chiến tranh.

Vatincan News Tiếng Việt:

3

ĐTC Phanxicô: Vui mừng chào đón người ăn năn thống hối

Hồng Thủy

Trong giờ đọc Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 27/3/2022, Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu biết bày tỏ sự gần gũi với những người hối lỗi cũng như tìm kiếm những người đang lạc xa, và vui mừng vì điều tốt của người khác, không chăm chú vào sai lỗi của họ.

 

Vatincan News Tiếng Việt:

4

ĐTC Phanxicô: Hãy huỷ bỏ chiến tranh trước khi nó xoá sổ nhân loại khỏi lịch sử

Hồng Thủy

Trưa Chúa Nhật 27/3/2022, sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha lại nhắc đến tình hình chiến tranh ở Ucraina. Ngài lặp lại lời kêu gọi ngưng chiến, “huỷ bỏ chiến tranh trước khi nó xoá sổ nhân loại khỏi lịch sử.”

Vatincan News Tiếng Việt:

5

ĐTC Phanxicô: Tuổi già có thể là thời gian của sức sống thiêng liêng

Hồng Thủy

Trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư 30/3/2022, tiếp tục loạt bài giáo lý về tuổi già, ĐTC giải thích cách thế mà ông Simeon và bà Anna là gương mẫu cho tuổi già.

Vatincan News Tiếng Việt:

6

ĐTC Phanxicô: Đấng đáng kính Armida là chứng tá liên kết giữa Lời và cuộc sống

Ngọc Yến

Viết lời tựa cho cuốn tiểu sử mới của Đấng đáng kính Armida Barelli, “Armida Barelli, La zingara del buon Dio” (Người du mục của Chúa nhân lành), Đức Thánh Cha mô tả nữ giáo dân là một nhân chứng cho “sự liên kết giữa những gì được nghe và những gì được sống”.

Vatincan News Tiếng Việt:

7

Những thay đổi mới trong Giáo Triều Roma

 G. Trần Đức Anh, O.P.

Từ Chúa Nhật 5/6 tới đây, Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, Giáo hội bắt đầu áp dụng những đổi mới trong Giáo Triều Roma theo những quy định của Đức Thánh Cha Phanxicô trong Tông Hiến “Praedicate Evangelium”, Các con hãy loan báo Tin Mừng.

Vatincan News Tiếng Việt:

8

Toà Thánh: Chiến tranh là sự thất bại của luật quốc tế

Ngọc Yến

Phát biểu tại cuối cuộc họp về “Hợp tác quốc tế để giải quyết vi phạm luật nhân đạo quốc tế và luật quốc tế về nhân quyền” của Tổ chức An ninh và Hợp tác ở châu Âu (OSCE), diễn ra hôm 29/3, Đức ông Janusz Urbańczyk, Quan sát viên Thường trực của Tòa Thánh tại tổ chức này nhấn mạnh nguy cơ đối với các đặc quyền cơ bản của con người trong các cuộc xung đột vũ trang, và “chiến tranh là sự thất bại của luật quốc tế”.

Vatincan News Tiếng Việt:

9

Các cử hành phụng vụ của Đức Thánh Cha trong Tuần Thánh 2022

Ngọc Yến

Hôm thứ Năm 31/3, Phòng Báo chí Tòa Thánh công bố chương trình các lễ nghi Tuần Thánh do ĐTC chủ sự từ Chúa nhật Lễ Lá đến thứ Hai sau lễ Phục Sinh. Sau hai năm chỉ có thể cử hành trong Đền thờ, năm nay một số cử hành đã được phép diễn ra tại Quảng trường Thánh Phêrô với sự hiện diện của đông đảo tín hữu.

Vatincan News Tiếng Việt:

10

Một thanh niên Công giáo Indonesia được ca ngợi là người hùng xây dựng nhà thờ

Ngọc Yến

Một thanh niên Công giáo Indonesia đã được vinh danh với giải thưởng danh giá, vì sáng kiến đầy cảm hứng trong việc xây dựng hơn 150 nhà thờ ở các vùng sâu vùng xa của đất nước qua việc gây quỹ cộng đồng

Vatincan News Tiếng Việt:

https://www.vaticannews.va/vi/church/news/2022-03/thanh-nien-cong-giao-anh-hung-xay-nha-tho.html

11

Thánh giá hoà bình ở Đức thánh du đến Colombia

Ngọc Yến

Một bản sao Thánh giá hoà bình của thành phố Aachen bên Đức sẽ thánh du đến các Giáo phận ở Colombia, như hành động cụ thể trước bóng ma của một cuộc chiến tranh thế giới mới sau khi xung đột Nga-Ucraine bùng nổ.

Vatincan News Tiếng Việt:

 

12

5,8 tỷ người có thể đọc Kinh Thánh bằng ngôn ngữ của mình

Hồng Thủy

Theo báo cáo của Liên hiệp Kinh Thánh toàn cầu hôm 30/3/2022, tính đến đầu năm 2022, toàn bộ Kinh Thánh đã được dịch ra 719 ngôn ngữ và được 5,8 tỷ người sử dụng. Bất chấp đại dịch Covid-19, trong năm 2021, các Hiệp hội Kinh Thánh trên khắp thế giới đã hoàn thành bản dịch Kinh Thánh bằng 90 ngôn ngữ được 794 triệu người sử dụng.

Vatincan News Tiếng Việt:

13

Hướng tới 50 năm hành trình đại kết của các Giáo hội Kitô

Ngọc Yến

Tại cuộc họp thường niên diễn ra trong hai ngày 24 và 25/3 vừa qua, Hội đồng Tòa Thánh Đối thoại Liên tôn và Hội đồng các Giáo hội Kitô Thế giới (WCC) đã bàn về các kế hoạch cho việc cử hành 50 năm hành trình đại kết của các Giáo hội Kitô trên thế giới

Vatincan News Tiếng Việt:

14

ĐTC Phanxicô: Đấng đáng kính Armida là chứng tá liên kết giữa Lời và cuộc sống

Ngọc Yến

Viết lời tựa cho cuốn tiểu sử mới của Đấng đáng kính Armida Barelli, “Armida Barelli, La zingara del buon Dio” (Người du mục của Chúa nhân lành), Đức Thánh Cha mô tả nữ giáo dân là một nhân chứng cho “sự liên kết giữa những gì được nghe và những gì được sống”.

Vatincan News Tiếng Việt:

15

Tín hữu Công giáo trên toàn thế giới được mời gọi hỗ trợ Giáo hội tại Thánh Địa

Hồng Thủy

Đức Hồng y Leonardo Sandri, Tổng trưởng Bộ các Giáo hội Đông phương đã gửi thư cho các tín hữu Công giáo trên toàn thế giới kêu gọi đóng góp cho cuộc lạc quyên hàng năm “Pro Terra Santa” – Hỗ trợ Thánh Địa – thường được thực hiện vào thứ Sáu Tuần Thánh. Đức Hồng y nói rằng đây là một cách đầu tư cho tương lai của Giáo hội tại Thánh Địa.

Vatincan News Tiếng Việt:

16

Những linh mục truyền giáo tình nguyện ở lại Ucraina với giáo dân

Hồng Thủy

Khi cuộc xâm lược của Nga tại Ucraina đã kéo dài hơn một tháng, hàng triệu người dân Ucraina đã di tản sang các nước láng giềng, thì tại Ucraina vẫn có những linh mục ngoại quốc, những nhà truyền giáo sẵn sàng bất chấp nguy hiểm đến mạng sống, tình nguyện ở lại để chia sẻ đau khổ với người dân và đặc biệt để cầu nguyện, ban bí tích và nâng đỡ họ.

Vatincan News Tiếng Việt:

.

STT

Giáo Hội Việt Nam

Tác giả

Nội dung chính

Nguồn

1

Màu sắc của khăn che Thánh giá trong phụng vụ Thứ Sáu Tuần Thánh

 

Lm. Giuse Phạm Đình Ái, SSS

Dịp Tuần Thánh gần kề, một số tín hữu có những thắc mắc như sau về màu sắc của khăn che / phủ Thánh giá trong cử hành phụng vụ Thứ Sáu Tuần Thánh: (1) Khăn che Thánh giá có màu tím hay màu đỏ? (2) Tại sao có nơi dùng khăn màu tím lại có nơi dùng khăn màu đỏ để che Thánh giá?…

Hdgmvietnam:

2

Lịch sử Thượng Hội đồng Giám mục

Lm. Phêrô Nguyễn Thanh Tùng

Một trong những phương thế và như khí cụ cần thiết, đó là hình thức Công đồng và gần đây, với Thượng Hội đồng Giám mục thế giới, đã đem lại rất nhiều hiệu quả hữu ích cho đời sống và sứ mạng của Giáo hội.

Hdgmvietnam:

3

Tầm quan trọng của Giáo lý trong đời sống Đức tin

Lm. Giuse Vũ Đức An

“Vô tri bất mộ”, không hiểu biết thì không yêu mến. Đó là câu nói diễn tả tầm quan trọng của sự hiểu biết như là điều kiện cần thiết để khơi lên lòng yêu mến. Điều này có thể áp dụng cho nhiều lãnh vực khác nhau trong đó có Giáo lý.

Tổng Giáo Phận Hà Nội:

4

Người Công Giáo có nên đi xem bói?

Giuse Phạm Đình Ngọc SJ

Quan niệm của Giáo hội Công Giáo về vấn đề này như thế nào?

Hdgmvietnam:

5

Để giúp con cái bạn kiên vững với đức tin

Kim Cameron-Smith/ Nt. Anna Ngọc Diệp, OP

3 cách thế mà mỗi bậc cha mẹ Công giáo có thể giúp con cái thấm nhuần đức tin, nhờ đó, đức tin tiếp tục hình thành căn tính và sự lựa chọn của chúng khi trưởng thành.

Hdgmvietnam:

6

Người trẻ đảm nhận tác vụ âm nhạc trong cử hành Phụng vụ

Lm. Rôcô Nguyễn Duy

Nên cần phải nhìn lại địa vị của người giáo dân trong Giáo hội; dòng chảy của âm nhạc và thánh nhạc; vai trò của âm nhạc, thánh nhạc; người giáo dân trẻ đảm nhận những tác vụ âm nhạc; hướng đi mục vụ cho các thừa tác viên âm nhạc.

 

Hdgmvietnam:

7

Lịch sử hòa bình

Renzo Paternoster

Lịch sử chiến tranh chiếm nhiều ngăn kệ trong các thư viện, nhưng lịch sử hòa bình thì tương đối hiếm. Lý do không chỉ tại vì nhân loại đã chứng kiến nhiều cuộc chiến tranh hơn là hòa bình, nhưng bởi vì không phải tất cả mọi người đều có cùng một quan điểm về hòa bình.

Dòng Đaminh:

8

Đức Giê-su Ki-tô – Đường sự sống

Gm. Phêrô Nguyễn Văn Viên

Là con người, ai cũng có kinh nghiệm về sự sống. Tuy nhiên, câu hỏi ‘sự sống là gì?’ luôn vượt quá sự hiểu biết và giải thích của con người. Những câu hỏi khác liên quan đến sự sống cũng không dễ dàng tìm được câu trả lời thỏa đáng, chẳng hạn như ‘đâu là nguồn gốc của sự sống?’, ‘đâu là đặc trưng của sự sống?’ hay ‘đâu là cùng đích của sự sống?’.

Hdgmvietnam:

.

STT

Các Giáo Phận

Tác giả

Nội dung chính

Nguồn

1

Giáo phận Hải Phòng: Thánh lễ tạ ơn của Đức Tổng giám mục Giuse Vũ Văn Thiên

Văn Tín

Vào hồi 10 giờ sáng 28/3/2022, tại nhà nguyện Trung tâm Mục vụ Giáo phận, Đức Tổng giám mục (TGM) Giuse đã dâng Thánh lễ tạ ơn Thiên Chúa và cầu nguyện cho Giáo phận trước khi Giáo phận Hải Phòng đón Vị Mục tử mới – Đức cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản.

Giáo Phận Hải Phòng:

2

Cuộc gặp gỡ và trao đổi mang tính hiệp hành với các chức sắc tôn giáo tại giáo phận Phú Cường

Ban Mục vụ giáo phận Phú Cường

Sáng ngày 24/3/2022 vừa qua, tại nhà thờ Chánh toà giáo phận Phú Cường, Ban Mục vụ giáo phận Phú Cường, đã tổ chức buổi gặp gỡ, lắng nghe và trao đổi cùng các chức sắc tôn giáo trong tỉnh Bình Dương với nội dung về con đường Hiệp hành của Thượng Hội đồng Giám mục (THĐGM) thế giới lần thứ XVI.

Giáo Phận Phú Cường:

3

Giáo phận Ban Mê Thuột “Trống Tòa”

Vũ Đình Bình

“Trống tòa và theo ý Toà Thánh” (sede vacante et ad nutum Sanctae Sedis) nghĩa là gì?

Giáo Phận Ban Mê Thuột:

4

Thánh lễ tạ ơn khởi đầu sứ vụ của Đức tân Giám mục Chính tòa Hải Phòng

Văn Tín

Sáng ngày 31/3/2022, toàn Gia đình Giáo phận Hải Phòng vô cùng hân hoan mừng đón sự kiện khởi đầu sứ vụ Mục tử Giáo phận của Đức cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản với Thánh lễ Tạ ơn được cử hành tại Nhà thờ Chính tòa, vào lúc 9 giờ cùng ngày.

Giáo Phận Hải Phòng:

5

Lời chứng của một linh mục

Giuse Trần Hoàn Thiện

Đã hơn 5 năm trong thừa tác vụ linh mục, tôi đã sống 2 năm trong tư cách “cha phó” của một giáo xứ bé nhỏ thương yêu vùng quê Việt Nam. Cũng vậy, tôi tiếp tục thừa tác vụ của mình sắp sang năm thứ 4 ở đất Pháp. Một chút giới thiệu như thế, với những con số có lẽ làm bạn hơi rối, nhưng tôi chắc rằng bạn biết tôi là một linh mục trẻ Công giáo.

Giáo Phận Qui Nhơn:

6

Một nghiên cứu mới cho thấy lý do cần đi lễ ngày Chúa nhật ?

Theresa Civantos Barber – G. Võ Tá Hoàng chuyển ngữ

Một nghiên cứu mới đây cho thấy, việc tham dự vào các buổi lễ tôn giáo hàng tuần dẫn đến mức độ hài lòng cao hơn trong cuộc sống.

Giáo Phận Qui Nhơn:

7

Lược sử giáo xứ De Sơmei

Minh Sơn

Giáo xứ De Sơmei, xã Đăk Sơmei, huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai, thuộc Giáo hạt Mang Yang, Gp Kon Tum.  Làng Plei Sơmei tòng giáo từ năm 1909.

Giáo Phận Kon Tum:

8

Ba Nút Thắt

Trầm Thiên Thu

Con người luôn phải giằng co và phải chiến đấu không ngừng. Cuộc sống nhiêu khê vì phức cảm – gồm thất tình và lục dục. Chắc hẳn ai cũng đã từng cảm thấy cô đơn tột cùng, hoặc hoang mang vì sợ hãi. Nỗi cô đơn thường liên quan sự sợ hãi, và sự sợ hãi liên quan nỗi cô đơn. Phải chăng đó là một hệ lụy tất yếu?

 

Giáo Phận Cần Thơ:

.

STT

Các Hội Dòng

Tác giả

Nội dung chính

Nguồn

1

Căn bản đời sống Ki-tô hữu: Biết và biết ơn    

Bs Hà thị Ánh Tâm và Lm Nguyễn công Đoan, S.J.

Biết và biết ơn để biết yêu như Thiên Chúa yêu. Đó là Thiên đàng ngay bây giờ.

Dòng Tên:

2

Ơn trung tín và niềm vui kiên trì

 Lorenzo Prezzi / Tý Linh chuyển ngữ

Tài liệu đồ sộ của Bộ đời sống thánh hiến và hội đời sống tông đồ có tựa đề “Ơn trung tín và niềm vui kiên trì. Hãy ở lại trong tình yêu của Thầy (Ga 15, 9)” có mục đích soạn thảo và đề nghị một số chỉ dẫn báo trước việc đồng hành với những hoàn cảnh nhạy cảm (số 3), và đồng thời, cung cấp cho những người liên hệ những chuẩn mực của giáo luật và của việc thực hành của Bộ vốn phải được tôn trong trong hoàn cảnh như thế. 

Xuân Bích Việt Nam:

3

Hội chứng kiệt sức và đời sống thiêng liêng

Mário Scandiuzzi / G. Võ Tá Hoàng chuyển ngữ

 

Cuộc sống hằng ngày vốn sôi nổi. Rất nhiều cuộc hẹn, áp lực về những thành quả, việc quản trị thời gian, lên lịch trình cho những hoạt động khác nhau…. Cuộc sống nghề nghiệp không phải lúc nào cũng dễ dàng, thị trường cạnh tranh khốc liệt, sức khỏe có thể cho thấy dấu hiệu không ổn…

Hoidongmtgquinhon:

4

Chúc mừng ngày thành lập Cộng đoàn Truyền Tin – Plei Rngol Khop

Ban Truyền Thông FMI

Cộng đoàn Làng Khop nằm trên địa bàn xa Iakrêl – Huyện Đức Cơ, Tỉnh Gia Lai, cách cộng đoàn Thanh Bình 20km về hướng tây, giáp Campuchia.

Conducmevonhiem:

5

Những Người Mến Thánh Giá trong tư tưởng Đức cha Pierre Lambert de la Motte – Phần I: Lược sử

Nt. Marie Fiat Tuyết Mai, MTG

Hội Những Người Mến Thánh Giá do Đức cha Pierre Lambert de la Motte thành lập để “phổ biến khắp nơi tình yêu thực tiễn đối với Thánh giá Con Thiên Chúa” và góp phần vào việc canh tân công cuộc Phúc âm hóa tại Á châu. Có thể nói tổ chức này là một trong những lý tưởng, những ước mơ lớn nhất trong sự nghiệp truyền giáo của Đức cha Lambert.

Hdgmvietnam:

6

ĐHY VERSALDI : CÁC TRƯỜNG CÔNG GIÁO PHẢI ĐÀO TẠO NHỮNG CON NGƯỜI TỰ DO

Vatiacan News / Tý Linh chuyển ngữ

Tổng trưởng Bộ Giáo dục Công giáo giải thích Huấn thị được công bố ngày 29/3/2022 về căn tính của các trường Công giáo : « Mục đích là đào tạo những cộng đồng trong đó luôn có sự quan tâm đến con người và lòng tôn trọng đối với những người yếu nhất ».

Xuân Bích Việt Nam:

.

Ý Lực Sống 24:

“Thiên Đàng, Hỏa Ngục: Hai Quê, Ai Khéo Thì Về, Ai Vụng Thì Sa!”

1. Theo giáo lý đạo Công giáo, thì chỗ ở của người chết có ba nơi : Thiên đàng là vĩnh hằng, hỏa ngục là đời đời, luyện ngục là tạm thời sẽ hủy bỏ vào ngày tận thế.

Tôn giáo nào cũng tin có một chỗ ở cho người chết : Niếtt bàn, suối vàng, âm phủ, miền cực lạc. . .

“Ai khéo” là người sống công chính ;

“Ai vụng” là người sống bất chính !

“Quê” hương là nơi mình sinh ra, lớn lên và gắn bó suốt đời. “Về” thiên đàng là về nhà Cha trên trời, Chúa Giêsu bảo: nhà Cha Thầy có nhiều chỗ. . . Cha của Thầy cũng là Cha của anh em. “Sa” hỏa ngục là ý nói điều không tốt. Sa xuống hố, sa xuống giếng là toi mạng, sa hỏa ngục cũng vậy.

“Ai khéo thì về, ai vụng thì sa” là dễ hiểu thôi !

2. Ở Hà Tiên tận cùng của miền Nam có một ngôi chùa của người Hoa lập, chắc là lâu lắm rồi, vì dòng họ nhà Mạc lập nghiệp ở đó hình như là đầu thế kỷ 18 . Tất cả các câu chữ viết trong chùa đều ghi chữ Nho, may phước là bên cạnh mỗi chữ Nho đều có chữ tiếng Việt. Hai trụ chính cổng Chùa có hai hàng chữ Nho rất lớn mà không có chữ tiếng Việt. Mình hỏi, vị sư bảo xem ở mặt sau trụ . Hai câu đó như thế này :

Thiên đàng hữu lộ, vô nhân đáo.

Địa ngục vô môn, hữu khách tầm !

Các bạn nên nhớ đây là một ngôi chùa chứ không phải là nhà thờ Công giáo đâu nhé. Ý niệm thiên đàng và địa ngục cũng thấy ở nhà chùa tại nơi đây ! Mình cố gắng học thuộc là vì vậy.

Thiên đàng có đường dẫn vào mà không ai đến . Sao lạ vậy? Chúa Giêsu từng nói: Thầy là Đường . Theo mình thấy thì có rất nhiều người đi con đường mang tên Giêsu. Địa ngục vô môn là không có cửa mà lắm kẻ nhào vô ! Người nào không thèm vào thiên đàng thì chắc là vào địa ngục thôi, vì đâu có chỗ nào khác ? Nhân theo ý này, mình kể cho các bạn một chuyện tiếu lâm vui mà cũng có ý nghĩa:

3. Có một anh chàng nọ sống rất bê bối. Khi chết anh ta thấy mình đang đi trên một hành lang dài hun hút. Chỉ đi tới mà thôi chứ không có số de ! Anh ta đang đi bỗng thấy bên phải một cổng lớn trang trí cực kỳ đẹp . Cổng để hai chữ “THIÊN ĐÀNG” sơn son thiếp vàng lộng lẩy. Anh nghĩ : Bê bối như tớ mà cũng đến được thiên đàng, lạ thật ! Rất ngạc nhiên và cũng rất tò mò vì không biết thứ gì trong đó. Lén nhìn vào lỗ ổ khoá. Ôi ! Chúa thì uy nghi hiền từ, nhưng mà trong đó có mặt mấy bà già “lựu đạn” đang đọc kinh. Khi còn sống trên dương gian, hễ mấy bà này mà gặp anh thì nào là : Mi là quân vô đạo, là đồ lười biếng đi lễ. . . và gán cho anh đủ thứ tội. Sợ lắm, gặp mấy bã ở đâu là anh lo tránh cho xa. Bây giờ mà đâm đầu vô thiên đàng thì có mà nghe chửi cho tới chết luôn ! Suy nghĩ như vậy nên anh quyết định không thèm vào thiên đàng. Và thấy lòng mình không tiếc nuối gì.

Thế là tiếp tục “tới luôn bác tài “. Đi miết cho tới khi cũng gặp cái cổng khác bên trái, cũng trang trí đẹp hết sẩy luôn. Hai chữ “HOẢ NGỤC” viết đẹp rồng bay phượng mua khỏi chê ! Ôi thôi chết rồi ! Ai cũng bảo hỏa ngục là dễ sợ lắm luôn ! Không dám vô đâu ! Nhưng cũng tính tò mò, lén nhìn lỗ ổ khoá ! Ôi , ngạc nhiên chưa !? Bạn nhậu của anh, bạn chơi của anh đầy dẫy trong hỏa ngục. Mà thấy vui lắm ! Thịt rượu ê hề, hát hò ỏm tỏi. Nghĩ bụng : Chỗ này mới chính là nơi quen thuộc của mình ! Thế là quyết định ngay : Ta vào hỏa ngục thôi . Sửa lại bộ vó cho đàng hoàng tươm tất. Gõ nhẹ là cửa hỏa ngục mở ngay. Anh chưa bao giờ thấy ở đâu mà nhanh và lẹ như thế. Anh oai phong bước vào hỏa ngục ! Đi được mấy bước, tự nhiên có một chỉa ba nhận cổ anh xuống, đau quá, anh cố ngước mắt lên, thấy một bầy quỷ dữ, anh than van sao ở ngoài tui thấy hay quá mà ? Con quỷ cả nhe hai răng nanh thiệt dài cười khà khà . . . nghe ghê rợn, dõng dạc : Quảng cáo thôi mà, biết quảng cáo là gì chứ ? Không quảng cáo như vậy thì có ma nào nó vào đâu ?! Đúng là ma quỷ nó quảng cáo “ba xạo” ghê gớm mà nhiều người tin theo lắm, bà Eva là người đầu tiên , rồi chúng ta cũng sắp hàng, vì nghe “quảng cáo” hay quá !

4. Mình thích nhất câu chuyện này về thiên đàng : Vị giáo sư đó là người Hungary, tên là Nemeshegi, cao gần hai mét luôn, dạy đại học bên Nhật, mỗi năm đến Đalat dạy tụi mình chừng ba tháng , những năm 1966-1969. Hôm đó tiết đầu giờ chiều, chắc là thấy học trò chưa tỉnh táo cho nên bất ngờ ông hỏi to : Các anh có biết thiên đàng là cái gì không ? (Vous savez qu’est ce que c’est le paradis?) . Tụi mình trố mắt nhìn ổng, đâu có biết trả lời sao bây giờ ! Thế là cha giáo thao thao nói: Thiên đàng và hỏa ngục giống nhau nhiều chuyện lắm, chỗ nào cũng cao lương mỹ vị, thịt cá đầy mâm . . . Đặc biệt là chỗ nào cũng xài đũa dài 2 mét luôn ! Không tự ăn được đâu ! Chỉ có một điều khác nhau giữa thiên đàng và hỏa ngục là người ở thiên đàng thì ai cũng mập mạp trắng trẻo xinh đẹp, còn người ở hỏa ngục thì ốm o gầy còm xấu xí ? Rồi cha giáo hỏi tụi mình tiếp : Các anh có biết tại sao không ? Tụi mình há mồm nhìn ổng ! Rồi ngài chậm rãi nói là đũa dài quá tự ăn không được, ở thiên đàng thì họ thương yêu nhau mà gắp thức ăn đút cho nhau ăn đã luôn, còn ở hỏa ngục thì không ai thương ai , không ai đút cho ai, nên đói dài dài ! Kết luận : thiên đàng là nơi có yêu thương, còn hỏa ngục thì không. Đâu có tình yêu thương ở đó có Đức Chúa Trời. Cái khổ đau của hỏa ngục là không có Chúa , là nơi vắng bóng yêu thương . Không yêu thương mà phải ở với nhau là hỏa ngục. Yêu thương nhau thì muốn ở với nhau mãi mãi và đó là hạnh phúc. Mỗi lần dạy giáo lý cho cho các em về thiên đàng thì mình luôn kể chuyện này rồi thêm mắm muối nữa cho nó khỏi ngủ gục !

Hồi học triết, khi học về triết Hiện Sinh của J.P. Sartre thì thấy có câu : hỏa ngục là người khác, hay người khác chính là hỏa ngục ! (L’enfer, c’est les Autres !). Vì cái người khác đó nó chằm hăm xoi mói nhìn mình, nó phê phán, nó cư xử tệ với mình, vậy thì người khác chính là hỏa ngục của mình. Vị giáo sư dạy triết Hiện Sinh cho tụi mình là linh mục người Hoa, tụi mình hay gọi là cha Tàu già để phân biệt với một cha giáo sư khác cũng người Hoa trẻ hơn, tụi mình gọi là cha Tàu con ! Cha Tàu già hôm đó dạy, khi đề cập tới câu “người khác là hỏa ngục”, thì tuyên bố dõng dạc rằng: “người khác là thiên đàng”. Tụi mình cũng trố mắt nhìn, thì ngài chậm rãi phán tiếp: Thương nhau mà được ở với nhau là thiên đàng ! Vậy chúng ta phải trở thành thiên đàng của nhau, nghĩa là chúng ta hãy thương yêu nhau !

Thiên đàng là nơi có yêu thương. Đâu có tình yêu thương ở đó có Đức Chúa Trời. Ai biết yêu thương người khác thì mới được vào Thiên đàng, vì Thiên Chúa là TÌNH YÊU. Thiên Chúa dựng nên con người giống hình ảnh của Chúa , hình ảnh đó chính là Tình Yêu. Càng biết yêu thương, hình ảnh của Chúa càng rõ nét, và khi Chúa gặp một người biết yêu thương thì Chúa nhận ra ngay đó là con cái của Người.

Thiên đàng hỏa ngục hai quê,

Ai khéo thì về, ai vụng thì sa.

Người đời khác thể như hoa,

Sớm còn, tối mất, nở ra lại tàn !

Lạy Chúa, xin cho con biết rằng cuộc đời này là con đường con phải đi, xin cho con biết “khéo” chọn đúng hướng, để “về” tới Thiên Đàng . Amen

Linh Mục Phêrô Nguyễn Vân Đông – Gp Kon Tum

WGPKT(02/04/2022) KONTUM