Đương Đầu Với Tội Lỗi Của Sự Thơ Ơ Và Thiếu Lòng Tin (16.3.2020 – Thứ Hai Tuần 3 MC)

Lời Chúa: Lc 4, 24-30
Khi ấy, Đức Giêsu nói với dân chúng rằng: “Tôi bảo thật các ông: không một ngôn sứ nào được chấp nhận nơi quê nhà của mình. Thật vậy, tôi nói cho các ông hay: vào thời ông Êlia, khi trời hạn hán suốt ba năm sáu tháng, cả nước phải đói kém dữ dội, thiếu gì bà goá ở trong nước Israel; thế mà ông không được sai đến giúp một bà nào cả, nhưng chỉ được sai đến giúp bà goá thành Sarepta miền Siđôn. Cũng vậy, vào thời ngôn sứ Êlisa, thiếu gì người phong hủi ở trong nước Israel, nhưng không người nào được sạch, mà chỉ có ông Naaman, người xứ Syria thôi.” Nghe vậy, mọi người trong hội đường đầy phẫn nộ. Họ đứng dậy, lôi Người ra khỏi thành – thành này được xây trên núi. Họ kéo Người lên tận đỉnh núi, để xô Người xuống vực. Nhưng Người băng qua giữa họ mà đi.

Suy nim:

Bạn có tin rằng Thiên Chúa muốn hành động với quyền năng trong cuộc sống của bạn ngay hôm nay không?

     Quyền năng để làm cho bạn được tự do khỏi tội lỗi và những ước muốn nguy hại, sợ hãi và áp bức. Từ đầu đến cuối Kinh Thánh, chúng ta thấy Thiên Chúa đã thực hiện những kỳ công để cứu dân Người ra khỏi sự chết và sự hủy diệt – từ con tàu của Nôê để cứu gia đình của ông khỏi lũ lụt của sự gian ác đã lan rộng trên khắp mặt đất đến Môi-se và người Do Thái băng qua dòng nước rẽ đôi của Biển Đỏ khi họ chạy trốn khỏi kỵ binh của Pharaô, chủ nô và là kẻ áp bức họ.

     Từ đầu đến cuối Tin Mừng, Chúa Giêsu đã ca ngợi những người đặt niềm tin vào Thiên Chúa khi họ nhớ lại những hành động tuyệt vời và vĩ đại mà Người đã thực hiện nhiều lần. Chúa Giêsu thậm chí ca ngợi những người bên ngoài – không phải là Do Thái và dân ngoại từ những vùng đất khác, những người đã nghe nói về những việc làm vĩ đại của Thiên Chúa của Israel.

     Một mẫu gương được Chúa Giêsu đề cập là chỉ huy quân đội ngoại giáo từ Syria, người đã phải khổ sở với bệnh phong – một căn bệnh làm suy yếu da rồi từ từ ăn vào thịt (2 Vua 5: 1-15). Nữ tỳ của Naaman là một phụ nữ Do Thái trẻ, người đặt niềm tin vào Thiên Chúa và có lòng thương xót cho chủ nhân của mình. Cô thúc giục ông đi tìm sự chữa lành từ Êlisa, vị ngôn sứ vĩ đại của Israel. Khi đã đi đến vùng đất của Israel để tìm phương thế điều trị cho bệnh phong của mình, thì ngôn sứ Êlisa đã hướng dẫn ông đến tắm bảy lần trong sông Gio-đan. Namaan lúc đầu đã phẫn nộ, nhưng sau đó ăn năn và làm theo hướng dẫn của vị ngôn sứ. Khi làm như vậy, ông đã ngay lập tức được khôi phục lại trong thân xác và tinh thần.

Chữa lành bệnh phong của tâm hồn và thân xác

     Tầm quan trọng của việc chữa lành bệnh của Naaman đối với chúng ta là gì? Ephrem xứ Syria (306-373 AD), một thầy dạy của Kitô Giáo sơ khai từ Edessa cho chúng ta biết việc chữa lành kỳ diệu cho Naaman tại sông Gio-đan, tiên báo mầu nhiệm của sự chữa lành là ân ban cách nhưng không cho tất cả các dân tộc trên trái đất bởi Chúa Giêsu của chúng ta thông qua nước tái sinh của bí tích rửa tội và canh tân trong Chúa Thánh Thần (Titô 3: 5).

     “Vì vậy, Naaman đã được sai đến sông Gio-đan như là phương thuốc có khả năng chữa lành con người. Thật vậy, nếu tội lỗi là bệnh phong của linh hồn, căn bệnh ấy không được nhận biết bởi các giác quan, nhưng khả năng hiểu biết có bằng chứng về nó, và bản chất con người phải được giải thoát khỏi căn bệnh này bằng sức mạnh của Đức Kitô được ẩn trong phép rửa tội. Đó là điều cần thiết cho Naaman để được thanh tẩy khỏi hai căn bệnh của linh hồn và của thân xác này, ông là hình ảnh đại điện cho sự thanh tẩy của tất cả các dân tộc thông qua việc thanh tẩy của sự tái sinh, mà khởi đầu là trong sông Gio-đan, người mẹ và người khởi đầu của phép rửa tội “.

     Chúa Giêsu nói với ông Nicôđêmô, “Nếu không được sinh ra bởi nước và thánh thần, thì không ai được vào nước Thiên Chúa” (Gioan 3: 5). Chúa Giêsu muốn làm mới lại trong mỗi người chúng ta hồng ân của đức tin và sức mạnh tái sinh của phép rửa tội và Chúa Thánh Thần (Titô 3: 5), tẩy sạch chúng ta khỏi bệnh phong của tội lỗi và làm cho chúng ta “tái sinh” thành con cái của Thiên Chúa.

Đương đầu với tội lỗi của sự thờ ơ và thiếu lòng tin

     Khi Chúa Giê-su bắt đầu công bố những tin mừng về nước Thiên Chúa cho dân làng của Người ở Nazareth (Lu-ca 4: 23-27), Người đã không ngần ngại đối đầu với họ với tội lỗi của họ về sự thờ ơ và không tin. Ngài đã làm những người nghe Ngài phải ngạc nhiên trong hội đường Do Thái tại Nazareth, với một lời chỉ trích rằng không có vị ngôn sứ hay tôi tớ nào của của Thiên Chúa có thể nhận được vinh dự giữa dân của mình. Sau đó, Người đã làm họ phẫn nộ khi Người khen những người Dân Ngoại đã thể hiện niềm tin vào Thiên Chúa hơn là “những người được chọn” của Israel. Một số người xem thường Dân ngoại (không phải là Do Thái), thậm chí nói về họ như “mồi ngon cho lửa của địa ngục.” Lời khen ngợi của Chúa Giêsu dành cho ‘người Dân Ngoài’ đã xúc phạm dân của Ngài bởi vì họ đã mù lòa về kế hoạch thương xót của Thiên Chúa cứu chuộc dành cho tất cả các dân nước. Lời quở trách của Chúa Giêsu đã bị đáp trả với sự phẫn nộ và thù ghét. Dân thành Nazarét đẩy Người ra khỏi thị trấn của họ và có thể sẽ làm hại  Người nếu như Người không ngăn chặn họ.

Chúa mang lại sự chữa lành và tha thứ cho tất cả những ai tìm kiếm Ngài cách khiêm tốn với đức tin và sự tín thác

     Tất cả chúng ta đều cần ân sủng và sự trợ giúp đầy thương xót của Thiên Chúa mỗi ngày và mọi khoảnh khắc của cuộc sống. Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng “Lượng từ bi của Chúa đâu đã cạn, lòng thương xót Ngài mãi không vơi. Sáng nào Ngài cũng ban ân huệ mới” (Ai Ca 3: 22-23). Thiên Chúa ban ơn cho kẻ khiêm nhường, những người tìm kiếm Ngài với niềm tin đầy hy vọng và với một trái tim thống hối muốn được kiện toàn và làm trong sạch một lần nữa.

     Chúa Giêsu sẽ giải phóng chúng ta khỏi mọi thói quen tội lỗi và lối sống gây thiệt hại liên quan đến người lân cận của chúng ta, nếu chúng ta để cho Người thanh tẩy và chữa lành chúng ta. Nếu chúng ta muốn đi trong sự tự do và lớn lên trong tình yêu và thánh thiện, thì chúng ta phải khiêm tốn từ bỏ con đường tội lỗi của chúng ta và tuân phục lời dạy và kỷ luật mang lại sự sống mới của Đức Kitô trong cuộc sống của chúng ta. Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng Chúa kỷ luật chúng ta vì tốt cho chúng ta để chúng ta có thể chia sẻ sự thánh thiện của Người (Dt 12:10). Bạn có muốn Chúa Giêsu làm cho bạn hoàn toàn tự do một lần nữa không? Hãy kêu cầu Người chỉ cho bạn con đường để bước đi trong tình yêu của sự chữa lành và sự thật của Người.

     “Lạy Chúa Giêsu, xin dạy con biết yêu mến đường lối của Chúa để con có thể nhanh chóng từ bỏ tội lỗi và sự ương ngạnh trong cuộc sống của con. Xin hãy làm cho con nên hoàn thiện và trong sạch một lần nữa để con có thể vui thích làm theo ý của Chúa.”

Tấm Lòng Khiêm Cung Vâng Phục

     “Naaman ra đi trong sự tức giận.” – 2 Vua 5:11 “Nghe những lời này, mọi người trong hội đường đầy phẫn nộ.” -Luca 4:28

     Trong bài đọc thứ nhất hôm nay và đoạn Phúc Âm, lời tiên tri đã bị từ chối, vì nó đã gặp phải sự tức giận và kiêu ngạo. Cả hai, Naaman lẫn những người Nazareth, đã đứng trên bờ vực được biến đổi và chữa lành. Thế nhưng, ở gần là chưa đủ. Sự kiêu ngạo và sự tức giận của người dân Nazareth ngăn cản họ đón nhận ơn lành lớn lao từ Thiên Chúa. Nếu không vì người tôi tớ khiêm tốn của mình, thì Naaman cũng giống như vậy, sẽ bước ra khỏi phép lạ khi ông đang trên ranh giới của việc lãnh nhận được những gì mà ông đã tìm kiếm.

     Tương tự như vậy, bạn có thể đứng trên ngưỡng cửa của việc nhận được sự chữa lành hoặc ơn lành mà bạn đã khao khát. Nếu vậy, đây là thời điểm thích hợp để cầu xin Chúa cho chúng ta một tâm hồn khiêm tốn, vâng phục. Một trong những vũ khí chính của Satan là một quyến dụ sự kiêu ngạo của chúng ta (xem 1 Ga 2:16). Ví dụ, bạn có thể đang rất gần với sự sự hòa giải với vợ hoặc chồng hoặc anh chị em ruột mình. Nhưng sự kiêu ngạo của bạn đang bị tổn thương, và do đó bạn bị cám dỗ để bỏ cuộc. Bác sĩ của bạn đề cập đến một sự thay đổi trong lối sống để có thể làm cho bạn kéo dài thêm tuổi thọ. Nhưng, bạn cảm thấy hoài nghi, và không để ý tới lời khuyên của bác sĩ. Ông chủ của bạn đang suy nghĩ về việc thăng chức cho bạn. Tuy nhiên, một điều gì đó trong công việc làm cho bạn bộc phát trong sự giận dữ, và ông chủ nhận ra bạn chưa sẵn sàng cho nhiệm vụ mới.

     “Anh em nên biết rằng: mỗi người phải mau nghe, đừng vội nói, và khoan giận.” (Gc 1:19). “Hãy tự khiêm tự hạ dưới bàn tay uy quyền của Thiên Chúa, để Người cất nhắc anh em khi đến thời Người đã định.” (1 Pr 5: 6).

Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin hãy  thay thế sự kiêu ngạo trong con bằng tình yêu của Chúa. Xin hãy ban cho con một trái tim khiêm tốn và vâng phục. “Một tấm lòng tan nát khiêm cung, Lạy Chúa, Ngài sẽ chẳng khinh chê” (Tv 51:19).

Xác Tín: “Con sẽ bước tới bàn thờ Chúa, Thiên Chúa là niềm vui và hoan lạc của lòng con.” – Ps 43:4

Tác giả: Don Schwager

Chuyển ngữ: Lm. Phaolô Trần Quốc Bảo

Giáo Phận Kontum

WGPKT(16/03/2020) KONTUM