Bản Tin Tổng Hợp Trong Tuần (29/05/2022 – 04/06/2022)

Ban Mục Vụ Truyền Thông Giáo Phận Kon Tum

Bản Tin Tổng Hợp Trong Tuần

Chúa Nhật 29/05/2022  –  Thứ Bảy 04/06/2022

.

STT

Giáo Hội               Hoàn Vũ

Tác giả

Nội dung chính

Nguồn

1

Chúa lên Trời để ở với chúng ta không phụ thuộc không gian và thời gian

Vatican News

Trưa Chúa Nhật 29/05, Đức Thánh Cha đã cùng đọc Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng với các tín hữu hiện diện tại quảng trường thánh Phêrô. Trước khi đọc kinh, ĐTC đã có một bài huấn dụ ngắn dựa trên đoạn Tin Mừng Chúa Nhật Lễ Chúa Thăng Thiên.

Vatincan News Tiếng Việt:

2

ĐTC: “Hãy biểu lộ khuôn mặt bác ái của Giáo hội”

Văn Cương, SJ – Vatican News

Trong thông điệp gửi tới Ủy ban Di cư Công giáo Quốc tế, ĐTC Phanxicô đánh giá cao hoạt động mục vụ chăm sóc người di cư và người tị nạn như một hình thức thúc đẩy việc tôn trọng nhân quyền và phẩm giá con người phù hợp với học thuyết về xã hội của Giáo hội.

Vatincan News Tiếng Việt:

3

Ngày không thuốc lá: ĐTC Phanxicô nhắc lại sự cần thiết phải quan tâm đến cuộc sống

Văn Cương, SJ – Vatican News

Vào Ngày Thế giới Không Thuốc lá, ĐTC Phanxicô lưu ý rằng sức khỏe là món quà mà Thiên Chúa ban tặng và mời tất cả mọi người hãy dành sự quan tâm và chăm sóc tới sức khoẻ.

Vatincan News Tiếng Việt:

4

ĐTC Phanxicô: Lời cầu nguyện có thể cứu thế giới

Văn Cương, SJ – Vatican News

ĐTC Phanxicô và các Kitô hữu trên toàn thế giới cùng tham dự lần chuỗi Mân Côi cầu nguyện cho hòa bình ở Ucraina và tại những nơi đang xảy ra chiến tranh trên thế giới tại Vương cung thánh đường Đức Bà Cả, Roma.

Vatincan News Tiếng Việt:

5

Tiếp kiến chung (1/6): “Xin đừng bỏ rơi con khi sức lực suy tàn” (Tv 71,9)

Vatican News

Trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư tuần này, ĐTC tiếp tục bài giáo lý về tuổi già, đặc biệt về việc chính người già cảm nhận sự mong manh của họ. họ….”

Vatincan News Tiếng Việt:

6

ĐTC Phanxicô: giáo dục là mang lấy lịch sử và dẫn dắt thế hệ tương lai

Văn Yên, SJ – Vatican News

Sáng thứ Tư, 1/6, trước buổi tiếp chung hằng tuần, Đức Thánh Cha đã có một buổi gặp ngắn với các tham dự viên của Hội nghị “Các đường lối phát triển của Hiệp ước Giáo dục Toàn cầu”. Ngài khuyến khích những nhà giáo dục trở thành những cầu nối giữa thế hệ già và thế hệ trẻ.

Vatincan News Tiếng Việt:

7

Ý cầu nguyện của ĐTC trong tháng 6: Cầu cho các gia đình

 Hồng Thủy – Vatican News

Chiều ngày 2/6/2022 Mạng lưới Cầu nguyện Toàn cầu của ĐGH đã công bố video ý cầu nguyện của ĐTC Phanxicô trong tháng 6, trong đó ĐTC khuyến khích các gia đình Kitô bày tỏ tình yêu của họ bằng những cử chỉ cụ thể, học hỏi từ những sai lỗi để tiến bước và khám phá sự hiện diện của Thiên Chúa trong mỗi phút giây.

Vatincan News Tiếng Việt:

 

8

Ơn toàn xá trong Ngày Thế giới Ông bà và Người Cao tuổi

Văn Yên, SJ – Vatican News

Nhân Ngày Thế giới ông bà và Người Cao tuổi lần thứ Hai, Toà Ân giải Tối cao ban ơn toàn xá cho ông bà, người cao tuổi, và tất cả các tín hữu tham dự Thánh Lễ do Đức Thánh Cha chủ sự hoặc những cử hành khác ở khắp nơi trên thế giới với tinh thần sám hối và bác ái.

 

Vatincan News Tiếng Việt:

9

Bộ tài liệu mục vụ cho Ngày Thế giới Ông bà và Người cao tuổi lần II

Văn Yên, SJ – Vatican News

Hôm 30/5, Bộ Giáo dân, Gia đình và Sự sống đã phát hành một bộ tài liệu mục vụ với những hướng dẫn về việc cử hành Ngày Thế giới Ông bà và Người cao tuổi lần thứ hai tại tất cả các giáo phận, giáo xứ và cộng đoàn giáo hội. Bộ tài liệu gồm thông điệp của Đức Thánh Cha cho dịp này, lời cầu nguyện chính thức và các bài giáo lý vào thứ Tư của Đức Thánh Cha về tuổi già. Các bản văn này có kèm theo một số gợi ý về mục vụ và phụng vụ.

Vatincan News Tiếng Việt:

10

Đại hội gia đình thế giới: Lễ mừng tình yêu và vẻ đẹp gia đình

Văn Cương, SJ – Vatican News

Vatican. Hôm 31/5, phòng Báo chí Tòa Thánh đã tổ chức một cuộc họp báo để thông báo chi tiết về Đại hội Gia đình thế giới vào tháng tới, sẽ diễn ra tại Roma từ ngày 22-26/6.

 

Vatincan News Tiếng Việt:

11

Thông điệp của Đức Thánh Cha qua việc chọn 21 Hồng y mới

 

Hồng Thủy – Vatican News

 

Khi nói rằng tiêu chuẩn chọn Hồng y của ĐTC Phanxicô là “không có tiêu chuẩn”, thực ra đó chỉ là nhận định theo yếu tố bên ngoài, còn chính ĐTC lại có những tiêu chí của ngài và ngài sử dụng các Công nghị phong Hồng y như một hình thức điều hành Giáo hội. Một trong những tiêu chí đó là mở rộng sự đại diện của các Hồng y khắp các châu lục và cách đặc biệt, đến các Giáo hội bị xem là ở vùng ngoại biên.

Vatincan News Tiếng Việt:

 

12

Chương trình tông du của ĐTC Phanxicô đến CHDC Congo & Nam Sudan

 

Vatican News

 

Nhận lời mời của các nguyên thủ quốc gia và các giám mục của Cộng hoà Dân chủ Congo và Nam Sudan, Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm hai quốc gia này từ 02-07/07/2022 sắp tới.

 

Vatincan News Tiếng Việt:

13

Tông hiến mới về Giáo triều Roma bắt đầu hiệu lực

 

G. Trần Đức Anh, O.P. | RVA

Từ Chúa nhật, ngày 05 tháng Sáu này, Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, Tông hiến mới về Giáo triều Roma, ‘Praedicate Evangelium’, Các con hãy loan báo Tin mừng, được ĐTC Phanxicô công bố ngày 19 tháng Ba năm nay, sẽ bắt đầu có hiệu lực, thay thế Tông hiến ‘Pastor Bonus’, Mục tử nhân lành, do thánh Gioan Phaolô II ban hành cách đây 34 năm (6/1988).

Đài Chân Lý Á Châu:

14

Pháp: Đình chỉ phong chức linh mục ở Fréjus-Toulon, một quyết định cực kỳ hiếm hoi

 

Tý Linh (theo

Benoît Fauchet)

 

 

Theo yêu cầu của Vatican, không có linh mục nào sẽ được phong chức vào cuối tháng Sáu tới ở giáo phận Fréjus-Toulon. Diễn tả “ nỗi đau đớn” của mình, Đức cha Dominique Rey gợi lên những vấn đề được đặt ra bởi nhiều Bộ về “việc tái cấu trúc chủng viện” và “chính sách tiếp nhận của giáo phận”.

Xuân Bích Việt Nam:

15

Video Các cầu thủ Real Madrid dâng cup vô địch cho Đức Mẹ

xbvn (theo aleteia)

Sau khi giành chức vô địch Champions League, các cầu thủ Real Madrid đã đến nhà thờ chánh tòa Almudena, ở Madrid, vào ngày Chúa Nhật 29/5/2022, để dâng chiếc cúp cho Đức Mẹ. 

Xuân Bích Việt Nam:

.

STT

Giáo Hội Việt Nam

Tác giả

Nội dung chính

Nguồn

1

Ủy ban Giáo lý Đức Tin: Thông cáo về “Nhóm Trừ Quỷ Bảo Lộc”

Ủy ban Giáo lý Đức Tin

Từ năm 2015, một nhóm nhỏ tín hữu thuộc Gx Bảo Lộc, Gp Đà Lạt, đã ngộ nhận rằng họ được Chúa Cha “trực tiếp mạc khải”, làm “thư ký cho Chúa Cha”, và được Chúa Cha ban đặc ân “trừ quỷ”. ‘Nhóm’ này cũng lôi kéo được một số linh mục, tu sĩ tham gia, vì thế càng làm cho nhiều tín hữu khác dễ dàng tin theo con đường lầm lạc…

Hdgmvietnam:

2

Đức Giê-su Ki-tô – Đường trung tín

Gm. Phêrô Nguyễn Văn Viên

Chúng ta có thể kết luận rằng theo mặc khải Ki-tô Giáo, trung tín vừa là thuộc tính của Thiên Chúa vừa là thuộc tính của con người. Hơn nữa, trung tín thuộc về ‘bản tính’ Thiên Chúa. Sự trung tín của Thiên Chúa được diễn tả cách cụ thể trong chương trình cứu độ nhân loại được Đức Giê-su thực hiện

Hdgmvietnam:

4

Tại sao lễ Hiện xuống được cử hành vào Chúa nhật?

Phillip Campbell / Nt. Anna Ngọc Diệp, OP chuyển ngữ

Lễ Hiện xuống hay lễ Ngũ tuần là một trong những lễ cổ xưa nhất của Giáo hội Công giáo, có trước lễ Giáng sinh và có lẽ xuất hiện cùng thời với lễ Phục sinh. Lần đầu tiên Lễ Ngũ tuần được đề cập đến trong một phần còn sót lại của một tác phẩm bị thất lạc của Thánh Irenaeus, có niên đại vào cuối thế kỷ II.

Hdgmvietnam:

5

Làm chứng cho Chúa trong bối cảnh khủng hoảng môi sinh thời đại dịch Covid-19

Lm. Giuse Bùi Công Trác

Lo lắng vì đại dịch đã tác động một cách tiêu cực đến mọi mặt của đời sống con người, kéo theo hàng loạt khủng hoảng trong nhiều lãnh vực: chính trị, kinh tế, xã hội, môi trường…

Hdgmvietnam:

6

Suy tư nhìn lại thời Covid-19: Cuộc xuất hành hôm nay

Têrêsa Nguyễn Bình, MTG Thủ Đức

Nếu như nói biến cố Xuất Hành mà Kinh Thánh kể lại là kinh nghiệm đức tin quý báu cho Dân Riêng là Israel, thì nay, đại dịch Covid-19 như là một cuộc Xuất Hành toàn diện của nhân loại trong thế kỉ 21. 

Hdgmvietnam:

7

Hành trình Emmau và tính hiệp hành

Justin Stanwix/  Phêrô Phạm Văn Trung Chuyển ngữ 

Bài trình thuật cảm động và sâu sắc của Luca kể về hai môn đệ gặp Chúa Giêsu Phục sinh trên hành trình Emmau là một ẩn dụ cho tính hiệp hành.

Hdgmvietnam:

8

Từ góc nhìn Kinh thánh: “đồng hành” hay “hiệp hành”?

I-nha-xi-ô Hồ Thông

Mối quan hệ giữa Thiên Chúa và dân Ngài không đơn thuần “đồng hành”, nghĩa là chung bước chung đường, nhưng phải “hiệp hành”, nghĩa là phải nên một lòng một dạ với nhau và với Thiên Chúa của mình.

Ủy Ban Kinh Thánh:

.

STT

Các Giáo Phận

Tác giả

Nội dung chính

Nguồn

1

Hiệp hành hội ý về: Con người, Giáo hội và Môi trường

Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)
Tiến sĩ Mục vụ

Chúa Thánh Thần giúp chúng ta thỉnh ý. Hoa trái của Thánh Thần là sự “Cân Bằng”. Con người có khuynh hướng cực đoan. Chỉ thấy và chỉ hướng về một  cực. Nơi nào quan điểm nhân loại cho là có sự đối lháng, nơi đó Thiên Chúa đang hướng tới sự kiến tạo hài hòa.

Tổng Giáo Phận Sài Gòn:

2

“Chúng ta có thể lắng nghe nhau ngay cả trên các phương tiện xã hội” 

Enrico Lenzi / Đặng Nhung chuyền ngữ

Nhân Ngày Thế giới Truyền thông được cử hành vào Chúa Nhật, ngày 29 tháng 5, một vị linh mục trẻ nổi tiếng trên mạng xã hội (cha Ravagnani) nói rằng: mối tương quan trực tiếp giữa người với người vẫn là một đặc quyền, song các mối tương quan cũng có thể được thiết lập trên mạng xã hội. 

Tổng Giáo Phận Hà Nội:

3

Hạt Pleiku – Thỉnh ý hiệp hành cấp Giáo hạt

Minh Sơn

Hòa cùng nhịp đập với Giáo phận và Giáo hội hoàn vũ về tiến trình hiệp hành Thượng Hội Đồng Giám Mục, sáng ngày 01/06/2022, hạt Pleiku (Giáo phận Kon Tum) đã tổ chức buổi thỉnh ý dân Chúa cấp Giáo hạt tại giáo xứ Thánh Tâm, thành phố Pleiku.

 

Giáo Phận Kon Tum:

4

Vì sao nhiều bạn trẻ ngày nay sợ kết hôn?

Aug. Trần Cao Khải

Một danh nhân đã nói: “Hôn nhân là con đường đưa ta xuống địa ngục hay dẫn ta vào thiên đàng” (Balzac). Những ai đã bước vào đời sống hôn nhân gia đình đều có chung một nhận định này là hôn nhân đối với người này có thể là hỏa ngục nhưng với người khác lại là thiên đàng.

Giáo Phận Qui Nhơn:

5

Khai giảng khóa bồi dưỡng Giáo lý viên Giáo hạt Kon Tum

Minh Sơn

Vào lúc 17 giờ 30 ngày 01/06/2022, tại Trung tâm Mục vụ (TTMV) Giáo phận Kon Tum đã khai mạc lớp bồi dưỡng dành cho Giáo lý viên – Huynh trưởng (người Kinh) trong Giáo hạt Kon Tum. 

 

Giáo Phận Kon Tum:

6

Thánh lễ tạ ơn kim khánh và ngân khánh khấn Dòng các Nữ tu Chúa Quan Phòng

Minh Sơn

Vào lúc 9 giờ ngày 02/06/2022 tại nhà thờ giáo xứ Tân Hương, Đức Cha Aloisiô, Giám mục giáo phận Kon Tum đã chủ tế thánh lễ tạ ơn kỷ niệm hồng ân thánh hiến của các Nữ tu Dòng Chúa Quan Phòng:Nữ tu Marie Dominique Lưu Thị Mến mừng 50 năm khấn dòng; Nữ tu Anna Trương Thị Nữ và Nữ tu Marie Catherine Phạm Thị Tuyết Mừng mừng 25 năm khấn dòng.

Giáo Phận Kon Tum:

7

Tết Thiếu Nhi trên vùng cao

Hoa Hải Đương

Sau thời gian Covid kéo dài, sân chơi cho các em thiếu nhi đang vắng lặng, trong dịp mừng Tết thiếu nhi năm nay 1/6, quý Cha tại các Giáo xứ đã có chương trình hoạt động vui chơi cho các em tạo nên một sức sống giữa núi rừng Tây nguyên này.

Giáo Phận Kon Tum:

8

Thông Báo: Thi Tuyển Vào Chủng Viện Thừa Sai Kon Tum

Ban phụ trách Chủng viện Thừa sai Kon Tum

Thời hạn và địa điểm nộp hồ sơ

+Thời hạn: Từ ngày ra thông báo cho đến hết ngày 31.7.2022,

+Địa điểm: Tại Kon Tum: tại một trong hai nơi:

-Chủng Viện Thừa Sai Kon Tum: Cha Phaolô Trần Quốc Bảo, sđt: 0866512356;

-Văn phòng Toà Giám Mục Kon Tum: Cha Luy Nguyễn Quang Hoa, sđt: 0914434362.

+Tại Sài Gòn: 96/13 Bành Văn Trân, phường 7, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh: Cha Antôn Võ Văn Hải, sđt: 0355138939.

Giáo Phận Kon Tum:

9

Lược sử Giáo xứ Phaolô – Ia Tiêm

Minh Sơn

(thực hiện)

Giáo xứ Ia Tiêm  chính thức được thành lập ngày 25  tháng 01 năm 2016. Giáo xứ được hình thành bắt đầu từ cộng đồng đức tin anh em Jrai. Năm 1988 đến 1991, Cha Antôn Vương Đình Tài (DCCT) đã đến với anh em Jrai tại Ia Tiêm để rao giảng Phúc Âm. Sau này năm 1993 có hai giáo dân từ  Plơi Chuet do cha sai đến Plơi Ngol để gieo hạt giống  đức tin, đó là Ksor Nang và Ksor Bu.

Giáo Phận Kon Tum:

10

Các Tân Hồng Y và dung mạo Hội Thánh Á Châu ngày nay

Thiên Triệu

Ngày 29 tháng 5 vừa qua, Đức Giáo hoàng Phanxicô công bố danh sách 21 tân hồng y, sẽ được trao mũ hồng y vào ngày 27 tháng 8 năm nay.

Giáo Phận Mỹ Tho:

.

STT

Các Hội Dòng

Tác giả

Nội dung chính

Nguồn

1

Kinh Sáng Soi, nguồn gốc & ý nghĩa

Lm. GB. Nguyễn Ngọc Thế SJ.

Lời kinh Sáng Soi này có gốc gác ở đâu, được Giáo Hội dùng trong các dịp nào và có ý nghĩa gì cho đời sống tâm linh của người Công Giáo?

Dòng Tên:

2

Hoà giải như một thực hành đạo đức xã hội

Giuse Bùi Quang Minh, S.J.

Một trong những dấu chỉ của thời đại mà chúng ta đang sống là ảnh hưởng trầm trọng của đại dịch Covid-19 trên toàn thể mọi quốc gia và cuộc chiến tranh giữa Nga và Ucraina. rong một thế giới với đầy những xung đột và căng thẳng như thế thì hoà giải là một nhu cầu cấp bách cần được thực hiện.

Dòng Tên:

3

Họp mặt niên khóa 2021 – 2022 – TD Tây Nguyên

Truyền Thông TD Tây Nguyên 

Các em khấn sinh thuộc Tỉnh Dòng Chúa Quan Phòng Tây Nguyên đang theo học các lớp Thần Học, và các em Binh Minh Sinh Viên đạng theo học chuyên ngành tại Sài Gòn, đã có một buổi họp mặt với nhau vào ngày 29/05/2022.

Chúa Quan Phòng Tây Nguyên:

4

Chị em Vĩnh khấn vùng Tây Nguyên tĩnh tâm và mừng bổn mạng

BTT vùng Tây Nguyên, FMI  

Ngày 27/5/2022, chị em Vĩnh khấn Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm vùng Tây Nguyên quy tụ tại cộng đoàn Thánh Thể để tham gia Tĩnh tâm tháng và mừng Bổn mạng.

Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm:

5

Sống vâng phục trong đời sống thánh hiến

Nt. Têrêxa Nhân Ái, OP

Đời sống thánh hiến được kêu gọi để làm hiện hiện trong Giáo Hội và thế giới những đặc nét của Đức Giêsu Khiết Tịnh, Khó Nghèo và Vâng Phục (Tông huấn Đời sống Thánh hiến, 1). Ý nghĩa sâu xa của các lời khuyên phúc âm được đặt trong tương quan với Ba Ngôi Thiên Chúa, nguồn mạch của mọi sự thánh thiện.

Dòng Đaminh Thánh Tâm:

6

Quan điểm về việc học

Y Thanh

Thời học sinh chắc hẳn ai cũng đã quen thuộc với những câu như là: cố mà học cho có công ăn việc làm đàng hoàng, học cho giỏi sau này làm bác sĩ, công an, luật sư kiếm được nhiều tiền hay để làm chức này danh nọ cho cuộc sống bớt khổ và an nhàn hơn. Còn các vị giáo sư của tôi hôm nay đã dạy tôi cách để làm người, để yêu, để cứu, để tha thứ và để giúp đỡ mọi người

Dòng Đaminh Rosalima:

7

11 vị thánh trong tháng 6 để tôn vinh và noi gương

Giuse Võ Tá Hoàng

Ngoài Lễ Hiện Xuống, tháng 6 còn có một số ngày lễ tưởng nhớ một số vị thánh đầy cảm hứng.

Hội Dòng Mến Thánh Giá Qui Nhơn:

8

Con người và điểm đến

Lm. Anmai, CSsR

Thiên Chúa vẫn cho mỗi người tự do để lựa chọn cùng đích, đích điểm của đời mình. Khi ta chọn cùng đích của đời ta là Chúa thì chắc chắn trong mọi chọn lựa của cuộc đời ta sẽ chọn theo kiểu cách của Chúa. 

Hội Dòng Mến Thánh Giá Qui Nhơn:

.

Ý Lực Sống 33: Lấy Việc Giúp Người Làm Niềm Vui

Nguyên tắc rất chính xác:

* Đem Hạnh Phúc cho người,

đó chính là Hạnh Phúc cho mình.

* Đem Niềm Vui cho người,

đó chính là Niềm Vui cho mình.

* Giúp người đó là giúp mình.

     Ai không biết thực hiện những nguyên tắc này, đời người đó sẽ không có Hạnh Phúc,sẽ không có Niềm Vui và sẽ rất nghèo nàn về Kho Tàng trên trời của mình. Những nguyên tắc này là Chân Lý từ Tin Mừng.

     1. Vui là gì ? Mở tự điển thấy để vui là hớn hở. Chỉ vậy thôi ! Chỉ nhìn gương mặt một người thì biết ngay là người đó đang vui hay đang buồn, đang bực tức, đang cau có, hay đang gì gì đó. . .

     Có những niềm vui đến rất nhanh mà cũng bỏ đi rất nhanh, có khi để lại cay đắng hay hối tiếc : Một cuộc nhậu xả láng. “ Dzô ! Dzô ! Một trăm phần trăm ”. Vui quá trời luôn ! Rồi sau đó: Ra . . . ra . . . hai trăm phần trăm luôn ! Bà vợ dọn nhà, lau chùi sặc sừ luôn ! Một bên thì cằn nhằn , một bên thì đau đầu quá chừng luôn. Như vậy đâu phải là niềm vui đích thực ? Và chỉ đem cây đắng cho mình và buồn khổ cho người khác thôi.

     Nhưng: Những việc TỐT ta làm thực sự đem lại cho ta niềm vui suốt đời , mỗi khi ta nhớ đến.

     2. Giúp người là niềm vui ?

     Chúng ta hay nghĩ GIÚP người chỉ giới hạn trong vấn đề tiền bạc hoặc của cải vật chất thôi. Đó là cần thiết, đó là thực tế. Nhưng nếu người không có của cải tiền bạc thì vẫn giúp người được mà ! Một nụ cười, một lời khen, một cử chỉ thân thiện . . . Sao sao ta hẹp hòi thế ? Chúng ta quá “tiết kiệm” nụ cười, quá hà tiện lời khích lệ . . . cho người khác, thì chúng ta sẽ không bao giờ nhận được những điều đó cho mình đâu. Bốn chìa khoá của thành công : Thứ nhứt là CƯỜI, thứ hai là CHÀO, thứ ba là CẢM ƠN, thứ bốn là XIN LỖI . Cái chào chỉ có giá trị khi có nụ cười trên môi. Chào người ta mà cái bản mặt bì sị, lì câm như cái bánh đúc bán ế ngoài chợ để ruồi bu, thì chẳng ai mê được đâu. Nụ cười làm cho gương mặt mình rạng rỡ nhất , đẹp nhất, dễ thương nhất, dễ mến nhất, mà sao ta không chịu xài chứ ? Đâu có mất sức, đâu có tốn giờ, đâu có tốn tiền ? Ai cũng thích người ta mỉm cười với mình mà ! Chúa chỉ ban cho con người có nụ cười thôi, con bò người ta vẽ nó cười để quảng cáo bán phó mát cho vui . Con loài vật không biết cười để lấy lòng “bạn tình” của mình bao giờ. Vậy Chúa cho con người có nụ cười với mục đích là để làm vui lòng người khác ! Thiệt mà. Hãy giúp người khác bằng nụ cười trời cho mình. Hồi còn đi học, một vị giáo sư dạy tụi mình phải tập cười bằng cách là sáng nào cũng soi mặt mình vào gương và đọc liên tục chữ tiếng Anh này : Cheese ! Cheese . . . làm cho cái miệng mình như đang cười vậy. Cười để làm đẹp còn hơn là bôi môi đầy son mà không cười !

     3. Công bằng và bác ái.

     Công bằng là phải trả lại cho người ta cái “thuộc về họ”. Nợ người ta một triệu thì luật buộc phải trả đúng một triệu. Bác ái là cho người ta cái “thuộc về mình”. Không trả nợ là pháp luật xử lý. Không làm bác ái thì chả ai làm gì mình cả. Như vậy, bác ái chính là “giúp” người !

     Người sống công bằng thì có “bình an” trong lòng ; người sống bác ái thì có “niềm vui” trong lòng.

     Hãy lấy việc giúp người làm niềm vui là như vậy.

     4. Người ta không thể thương mà không cho.

     Cha mẹ thương con cái thì không bao giờ tiếc gì mà không cho con cái. Con cái không thương cha mẹ thì tiếc đủ thứ: Tiếc tiền, tiếc giờ, tiếc lời biết ơn ,tiếc những nụ cười cảm thông . . . Và khi đó, cha mẹ già buồn và tủi thân lắm lận. Cũng có khi mình cho mà không thương thì cha mẹ cũng không vui đâu ! Cha mẹ già mong tình thương hơn là của “bố thí “ !

     5. Giúp người là giúp mình.

     Trong Tin Mừng, ngày phán xét cuối cùng, Chúa bảo với những người biết giúp đỡ: “ Hãy vào hưởng hạnh phúc ngàn đời dành sẵn cho các ngươi, vì khi Ta đói các ngươi cho ăn, Ta khát các ngươi cho uống . . .” Một chén cơm, một bát nước. . . mà có được hạnh phúc đời đời ! Dại gì mà không làm chứ. Quá nhiều người biết như vậy mà vẫn dại khờ ! Thế mới là lạ !

     Dân mình cũng xác nhận : Mình ăn thì hết , người ăn thì còn ! Trên mộ của một tỷ phú nọ có 3 câu này đáng cho mỗi người suy nghĩ :

1. Những gì tôi có mà tôi đã tiêu xài thì không còn nữa.

2. Những gì tôi có mà tôi chưa kịp tiêu xài thì bây giờ nó ở trong tay kẻ khác rồi.

3. Những gì tôi có mà tôi đã giúp cho kẻ nghèo khó thì bây giờ nó lại là của tôi !

     Như vậy, người giàu có nhất là người biết giúp đỡ, người nghèo nhất là người hà tiện. Có bảy mối “tội đầu “; tội đầu là tội đầu sỏ vì nó kéo theo nhiều tội khác: Thứ nhứt là kiêu ngạo; thứ hai là hà tiện. Người hà tiện không đánh đập ai cả, chỉ có là không cho ai cái gì, cuối cùng nó chết nó không đem theo được của cải nó ky cóp suốt đời, mà kho tàng của nó trên trời là số không. Giúp người là giúp mình là như thế đó.

     Tagor nhà thơ , nhà tư tưởng vĩ đại kể chuyện này rất hay, rất vui và rất. . . Tin Mừng: Một kẻ ăn xin chuyên nghiệp, ngày ngày đi xin. Hôm đó cũng đi xin, bỗng thấy từ xa một đoàn xe, bụi mù trời, đang tới phía mình. Ôi ! Xe ai mà nhiều thế ? Người ta bảo với anh : Đức vua chúng ta sắp đi qua . . . Ôi ! Thật may mắn cho ta rồi. Ai cũng bảo đức vua rất thương người nghèo, rất hiền lành, rất rộng rãi ! Nhất định phải gặp đức vua cho bằng được. Đoàn xe tới gần, anh đứng sát lề đường. Thấy cỗ xe lớn nhất, đẹp nhất, nhất định là xe của đức vua ! Lạ lùng xe Đức vua đến gần chỗ anh ăn xin đứng , chậm dần, chậm dần . . . và dừng lại ngay trước mặt anh ! Ngạc nhiên vô cùng ! Cửa mở . . . Một đức vua vô cùng dễ thương, tươi cười bước xuống xe, đứng ngay trước mặt anh ăn mày ! Quá sửng sốt chưa kịp nói gì, thì đức vua đưa tay ra trước mặt anh và nói: “ Anh có gì cho, hãy cho ta “ !

     Lạ lùng quá, ông vua lại đi xin thằng ăn mày?! Không biết nghĩ thế nào mà anh ăn xin thọc tay mình vào túi ăn xin lấy ra một hạt lúa mì rồi đặt trên tay đức vua ! “Ta cảm ơn nhà ngươi !” Rồi Đức vua lên xe. Cửa đóng lại và đi luôn. Suốt ngày hôm đó anh ăn xin chỉ cằn nhằn: Vậy mà ai cũng bảo nhà vua rất tốt . . . Chiểu về, trút túi hành khất ra , lạ thay, lăn lóc giữa bao nhiêu hạt lúa mì xin được, có một hạt lúa mì bằng vàng ! Anh ăn mày hiểu ngay : Vò đầu, bứt tóc, gãi tai than tiếc , sao ta không cho hết, sao ta không biết cho hết chứ ! Sao ta chỉ cho có mỗi một hạt thôi vậy chứ ?

     Có bao giờ chúng ta cũng như vậy chăng ?

     Lạy Chúa ! Xin cho con biết lấy việc giúp người làm niềm vui cho đời mình. Amen.

Linh Mục Phêrô Nguyễn Vân Đông – Gp Kon Tum

WGPKT(04/06/2022) KONTUM