Đôi Nét Lịch Sử Hội Dòng Ảnh Phép Lạ

Sau một thời gian ấp ủ khá lâu, ngày 6.4.1947, Đức Cha Gioan Sion (Khâm), Giám mục Đại diện Tông tòa thứ hai Kon Tum đã công bố quyết định thiết lập Hội Dòng Ảnh Phép Lạ, với sự chuẩn y của Tòa Thánh. Đây là một Hội Dòng của Giáo phận. Một Hội Dòng nữ sắc tộc phục vụ người sắc tộc. Sứ mạng của Hội Dòng vì thế cũng thật cao quý và đa dạng. Các Yă tham gia vào công việc và đời sống của Giáo phận Kontum.

Thật vậy, Hội Dòng Ảnh Phép Lạ hình thành là thành quả của một tiến trình lâu bền, tập thể và có tính tổng hợp trong việc nâng cao mọi mặt cho người dân tộc Tây Nguyên.

I.  LỊCH SỬ HỘI DÒNG

1. GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ

Vào năm 1913, Tu Viện Mến Thánh Giá tại Kontum có bốn Dì Phước Mến Thánh Giá thuộc Giáo phận Đàng Trong (1924 được đổi thành Qui Nhơn) lên vùng Truyền Giáo Kontum (vào 1932 vùng đất này tách khỏi Giáo Phận Qui Nhơn, thành Giáo phận Kontum). Nhờ sự hiện diện phục vụ và tinh thần truyền giáo của các Dì Mến Thánh Giá, một số thiếu nữ Kinh cũng như người Dân tộc xin đi tu tại nhà phước Mến Thánh Giá Kim Châu và Gò Thị thuộc Giáo Phận Qui Nhơn. Như nữ tu Khiêm, đặc biệt các thanh nữ người Bahnar như chị Maria Mưk, chị Maria Niu, chị Anna Ngơ.

Vào năm 1932, bà Marie de Lorette dòng Thánh Phaolô (Saint Paul de Chartres), Mẹ của Tu Viện Mến Thánh Giá Gò Thị (cải cách) đã gởi một số nữ tu Mến Thánh Giá lên Kontum phụ trách trường Têrêxa thuộc địa sở Tân Hương. Qua môi trường phục vụ: mở  nội trú, dạy học, dạy may thêu.v.v. với tinh thần tông đồ, nhiệt tâm và đầy tình thương, nên một số trẻ em nữ người dân tộc “xin đi tu” nhà Phước Mến Thánh Giá.

Đời sống tu đối với người dân tộc còn khá xa la, thậm chí khó hiểu, nhất là đối với các cha mẹ. Các em nữ vào Hội Dòng cũng là con người của buôn làng, phải rứt khỏi sức hút của môi trường sống tự nhiên để  bước vào một khuôn khổ sống mới là cả một sự biến đổi tận căn của nếp sống người sắc tộc. Do vậy trong số các em xin “đi tu” nhiều cha mẹ không cho vì họ không muốn con cái mình đi xa khỏi đất Kontum. Vì vâng lời các cha sở, các cha mẹ cho con đi học nội trú đã là một chuyện vô cùng khó khăn rồi, làm sao mà đành để con cái đi xa hơn nữa!

Đầu năm 1938 Đức Cha Martial Jannin (Phước), Giám mục Đại diện Tông toà tiên khởi của Giáo phận Kontum đã mời được các Nữ Tử Dòng Bác Ái Thánh Vinh Sơn đến phục vụ trên vùng đất rừng thiêng nước độc này. Đó là Sơ Joseph Gérente và Sơ Généviève Daras. Hai chị đến giúp giáo xứ Phương Nghĩa.

Trong khi đó các Dì người dân tộc (MTG) giúp các em học sinh dân tộc học tập và đạt kết quả mỹ mãn trong các kỳ thi yếu lược. Sau khi các em thi đậu, cha sở Tân Hương (Cố Alberty Hiền) khuyên khích các em đi tu và gởi các em đến cộng đoàn Nữ tử Bác Ái tại Phương Nghĩa do các nữ tu Dòng Bác Ái Vinh Sơn phụ trách, đào tạo và chuẩn bị cho các em dâng mình cho Chúa và phục vụ cho Giáo phận nhà trong tu viện Hội Dòng mới (Ảnh Phép Lạ) được dự định thành lập sau này.

Sau Lễ Phục Sinh năm 1938, ba em đầu tiên trong số các em xin “đi tu” đã được gởi đến ở với hai nữ tu Bác Ái Vinh Sơn để tập sống đời tập sinh (vì danh từ “ tu” đối với người dân tộc lúc đó còn rất xa lạ). Hai nữ tu Bác Ái Vinh Sơn đến phục vụ bằng đời sống khó nghèo:  săn sóc những người đau ốm, viếng người nghèo khổ …Các em tập sự đời tu  cũng chia sẻ đời sống đó bằng cách đi theo phụ giúp các chị phục vụ bệnh nhân; còn một số khác ở nhà lo việc nội trợ: Mọi việc đều mới lạ đối với các em này.

Đến ngày 27.11.1938 lễ trao cho các em mang Ảnh Phép Lạ (nay gọi là đệ tử). Kế tiếp năm sau, 3 em khác noi gương 3 em trước đến ở nhà Dòng để “ tập dâng mình”. Mãi đến năm 1940 chẳng ai nghe nói đến chuyện tu hành ở đâu cả và mỗi khi chị Giám tỉnh Dòng Bác Ái đến thăm, hai chị đề nghị các em trình bày ý nguyện, chị Giám tỉnh trả lời: “Chị mừng vì thấy các em dâng mình cho Chúa, tốt lắm, nhưng chị rất tiếc Dòng Bác Ái không thể nhận các con, lý do là vì luật Dòng rất nghiêm nhặt đối với khả năng và tâm tính của người dân tộc, các con không thể chịu nổi…Chưa thấy thánh ý Chúa cho hiện tại, nhưng tương lai chắc có lẽ được. Phần các con phải chờ đợi xem thánh ý Chúa sẽ chỉ định. Các con sẽ là những nữ tu, các con cứ yên tâm.

Ngày 17.6.1940, Đức Cha Martial Jannin qua đời. Cha Gioan Sion (Khâm) lúc đó là Bề trên Dòng Thánh Giuse Kim Châu (địa phận Qui Nhơn) được Tòa Thánh tấn cử Giám mục Tông tòa Kontum vào ngày 22.4.1942, được ít lâu Đức Cha thấy cần phải có những bước đầu tiến hành cho việc thành lập Hội Dòng Ảnh Phép Lạ. Khi đó Bề trên các chị nữ tu Kontum là chị Marie Gilbert được giao trọng trách chuẩn bị cho việc thành lập Dòng Ảnh Phép Lạ.

Ngày 27.11.1943, hai trong 3 thỉnh tu: Chị Marie Madalena Y Byưng, chị Lucie Y Nhăo, Marie chị Y Hyit cấm phòng chuẩn bị vào nhà tập. Vị Giám Mục Đại Diện Tông Toà Giáo Phận làm lễ mặc áo trọng thể, có sự tham dự đông đảo của bà con giáo dân. Từ  năm đó, các chị bắt đầu cuộc sống theo luật mới. Sống trong nhà tập, các chị vẫn được phép làm việc ở ngoài như dạy học, phát thuốc, viếng thăm người nghèo và các bệnh nhân, vì thiếu nhân sự  chưa có người thay thế. Sau 3 tháng ở nhà tập nhặt, các chị được khấn tạm vào ngày 25.4.1944 nhằm lễ Truyền Tin, và vẫn ở nhà tập cho đến cuối năm.

Sau thời gian chuẩn bị, nhiều bông hoa của Dòng tương lai từ từ được nở rộ, Đức Cha Gioan Sion Khâm tiến hành xin Toà Thánh chuẩn y việc thiết lập Hội Dòng theo luật hiện hành của Giáo Hội.

Đức Cha Jean Liévin Sion (Khâm)
Giám Mục Kontum 1942-1951
Vị Sáng Lập Dòng Ảnh Phép Lạ
Nữ tu Marie Géneviève
Mẹ bề trên đầu tiên
nhiệm kỳ 1938-1946
Nữ tu Marie Gilbert
Đồng Sáng Lập Dòng Ảnh Phép Lạ
nhiệm kỳ 1946-1959

2.  GIAI ĐOẠN CHÍNH THỨC THÀNH LẬP DÒNG

Sau những năm tháng dài chuẩn bị, Đức Cha Jean Sion Khâm nhận thấy đã hội đủ điều kiện cơ bản để xin Toà Thánh phê chuẩn việc thiết lập Hội Dòng Nữ người dân tộc cho vùng truyền giáo, ngài đã viết thư gởi lên Tòa Thánh nhưng Toà Thánh không chấp  thuận, đã trả lời:

“Thưa Đức Cha, tại Việt Nam đã có nhiều Hội Dòng. Các thiếu nữ này nên xin nhập vào các Dòng ấy”.

Khi Đức Cha biết rõ Toà Thánh không chấp thuận cho lập Dòng dân tộc riêng, ngài liền đích thân qua Rôma gặp Đức Thánh Cha để trình bày vấn đề rõ ràng hơn. Sau một thời gian kiên trì chờ đợi, Đức Cha đã được Toà Thánh chấp thuận cho phép thành lập Hội Dòng mới gồm các thiếu nữ dân tộc nơi vùng truyền giáo của ngài.

II. TIỂU SỬ VỊ SÁNG LẬP : ĐỨC CHA GIOAN SION KHÂM

Đức Cha Jean Liévin Sion sinh tại Estaires, nước Pháp ngày 10.6.1890 trong một gia đình gồm 9 anh chị em (6 trai 3 gái). Cậu là người con thứ 7. Thân phụ là ông Paul Emile và thân mẫu là bà Pauline Thérèse Tancré thuộc gia đình đạo đức. Khi lên 2 tuổi cậu bé Sion bắt đầu theo lớp mẫu giáo dưới sự chăm sóc của các nữ tu quê nhà, năm lên 7 tuổi thì mồ côi cha. Cùng năm ấy Sion bước vào trường trung tiểu học của Giáo xứ do Cha Cateau, chính xứ Estaires, kiêm hiệu trưởng Roubaix điều hành.

Bắt đầu cuộc đời học sinh, cậu Sion có dự định khi đến tuổi trưởng thành sẽ dấn thân vào đời sống linh mục. Cậu bày tỏ ý định ấy cho cha giáo và thân mẫu. Thân mẫu cậu không ngăn cản cũng không thúc đẩy, bà biết tôn trọng ý định tốt đẹp của con mình. Ý định ấy cậu trung thành ôm ấp và chú tâm vào việc sửa mình, nhất là sửa tính nóng nảy tự nhiên của cậu.

Ngày 11.09.1907 cậu đã được nhận vào đại chủng viện ở Bièvres (Hội Thừa Sai Paris). Tháng 10.1911 thầy Sion đi quân dịch và trở thành lính cứu thương. Xuất ngũ, thầy được gửi sang Rôma để tiếp tục học thần học tại đại học Grégore. Chiến tranh thế giới I bùng nổ (1914 -1918), thầy Gioan Sion bị động viên. Trên chiến trường Verdun, thầy chăm sóc thương binh. Thầy bị bắt làm tù binh 20 tháng, giam tại Liên Xô. Vì là lính cứu thương thầy được trả về quê hương trong đợt trao đổi tù binh tháng 10.1917. Nhưng thầy còn phải phục vụ trong quân ngũ, sung vào ngành thông tin cho đến ngày 18.7.1919 mới được giải ngũ. Cùng năm ấy mẹ cậu qua đời vì bệnh sung huyết tại Pont-L’Evêque (Normadie) nơi bà và gia đình đang tản cư. Thầy Sion và em trai là Giuse đã cùng lớn lên trong gia đình và nơi học đường nên rất quí mến nhau. Người em thầy mất vào ngày 18.3.1915 do một căn bệnh hiểm nghèo. Hai người gần gũi và thân thiết nhất của thầy ra đi đã để lại trong thầy một niềm luyến tiếc sâu xa. Thầy đã tự nhủ rằng: “Người mẹ và em Giuse sẽ gần gũi tôi trong vùng truyền giáo hơn khi họ còn sống tại Pháp”.

Với ý chí kiên cường quyết theo ơn gọi đến cùng, thầy Gioan Sion trở lại chủng viện Paris tiếp tục học hành và dọn mình lãnh chức thánh. Ngày 28.2.1920 thầy lãnh nhận chức phó tế và đến ngày 20.3 năm đó thầy thụ phong linh mục khi tròn 30 tuổi. Tháng 4 năm 1920, cha Gioan Sion rời cảng Marseille (Pháp) trên chiếc tàu thủy Lebon. Sau 4 tháng lênh đênh giữa đại dương, ngày 4.8.1920 Cha đặt chân trên đất Qui Nhơn (Việt Nam).

Bắt đầu cuộc đời truyền giáo, Cha Gioan Sion học tiếng Việt ở Gò Dài thuộc địa sở Gò Thị, tỉnh Bình Định. Sau bốn tháng miệt mài học tập, cha chọn tên việt là Khâm. Tháng 1.1921 cha được cử làm chánh xứ Phú Thượng (Quảng Nam).

Ngày 29.12.1941, một điện tín từ Toà Khâm Sứ Tòa Thánh ở Huế mang đến nỗi lo âu rất lớn đối với Cha Jean Sion (lúc bấy giờ đang là Bề trên sáng lập Dòng Anh Em Hèn Mọn Thánh Giuse, thuộc Gp. Qui Nhơn). Miền truyền giáo Kontum trống chủ chăn vì cái chết của Đức Cha Martial Jannin (Phước) từ tháng 7.1940, và Toà Thánh đề cử Cha Gioan Sion làm Giám mục hiệu tòa Mideo và đại diện Tông Toà địa phận Kontum.

Lễ nhận chức Giám mục vào ngày 22.4.1942 tại Nhà thờ Chính toà Qui Nhơn do Đức Cha Drapier,  Khâm sứ Toà Thánh tại Đông Dương chủ phong, Đức Cha Tardieu phụ phong.

Ngày 28.04.1942 Tân Giám mục Gioan Sion Khâm lên Kontum và được hàng linh mục cũng như cộng đoàn tín hữu Thượng và Kinh long trọng tiếp đón. Ngài bắt tay vào việc một cách hăng say và lạc quan với tâm tình “Dilexi Te” – Ta đã yêu ngươi (Gr 31,3) như khẩu hiệu giám mục của Ngài.

III. ƠN GỌI CỦA CHỊ EM HỘI DÒNG ẢNH PHÉP LẠ  

1. Mục đích Hội Dòng

Với mục đích đầu tiên và chính yếu mà Thiên Chúa kêu gọi và quy tụ các chị Ảnh Phép Lạ để thánh hoá bản thân họ đạt nhiều hoa quả hơn là khi họ ở tại nhà mình, do những hồng ân mà họ lãnh nhận trong ơn gọi của mình (x. Hiến Pháp 1971, số 1). Ngày nay, các Yă được Thiên Chúa kêu gọi và qui tụ để thánh hóa bản thân và loan báo Tin Mừng trong Giáo phận Kontum (x. Hiến Pháp 2017, điều 1).

2. Thành Lập Hội Dòng

Thánh Bộ Truyền Bá Đức Tin nhìn nhận và chuẩn y việc thành lập Hội Dòng qua sắc dụ ngày 3 tháng 2 năm 1947.

Để thực hiện việc truyền giáo trong giáo phận, Đức Giám Mục Gioan Sion Khâm là Đại diện Tông tòa Kontum đã ban hành sắc lệnh thành lập Hội Dòng ngày 6.4.1947, và cùng chị Marie Gilbert là Nữ tử Bác ái Thánh Vinh Sơn Phaolô, qui tụ các Yă đầu tiên vào dịp lễ Phục Sinh năm ấy (x. Hiến Pháp 2017, điều 2).

3. Tên Dòng

Trong sắc chỉ thành lập Hội Dòng ngày 6.4.1947 của Đức Cha Gioan Sion Khâm, Giám quản vùng Truyền Giáo Kontum đã đặt tên Hội Dòng là “Filles de la Médaille Miraculeuse”, và được dịch sang tiếng Kinh là “CÁC CHỊ EM ĐỨC MẸ ẢNH LÀM PHÉP LẠ”, gọi tắT là “HỘI DÒNG ẢNH PHÉP LẠ”, tiếng Bahnar là “UM ME BƠXÊH”.

3. Đặc sủng Hội Dòng: Truyền Giáo Trong Đức Ái.  

– Các chị xác định công việc truyền giáo như là sự biểu lộ cuộc sống tận hiến cho Chúa và là một phương thế riêng biệt để gặp  gỡ Người.

– Các chị phải liên kết việc chiêm niệm với nhiệt tâm truyền giáo: vì nhờ chiêm niệm, họ kết hợp lòng trí với Thiên Chúa và nhờ nhiệt tâm truyền giáo, họ tham gia công cuộc cứu thế mà mở rộng Nước Chúa.

4. Linh đạo Hội Dòng

Qua lịch sử hình thành và chuẩn bị, Hội Dòng được múc lấy từ tâm tình, lòng mộ mến Đức Trinh Nữ Vô Nhiễm của vị đấng sáng lập là Đức Cha Gioan Sion Khâm, ngài đã dẫn dắt chị em Ảnh Phép Lạ bước theo Đức Kitô qua Linh Đạo: Thánh Mẫu Học.

5. Sứ mạng của Hội Dòng

– Sứ mạng đầu tiên của Hội Dòng là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của dân làng bằng cách dạy giới trẻ, giúp đỡ các bà mẹ, quan tâm giúp đỡ người nghèo đặc biệt người dân bản địa của mình, thăm viếng, chăm sóc bệnh nhân tật nguyền, nuôi trẻ mồ côi quả phụ.

– Về mặt xã hội, văn hoá và y tế tuỳ theo chỉ thị được ban.

– Về phụng vụ: Dạy giáo lý trong các giáo xứ, tập hát ca đoàn, sinh hoạt giới trẻ…

6. Tinh thần

– Các chị hoạt động với một tinh thần đức tin thật sự. Trong đức tin, các chị tuân phục các bề trên của mình, đại diện cho Thiên Chúa. Các vị này hướng dẫn các chị tìm kiếm một cách khiêm nhường và trung thực thánh ý Thiên Chúa, nhờ đó các chị thực hành nhân đức vâng phục cách tích cực và có trách nhiệm.

– Các chị kết hợp sự khổ chế cao độ với đức ái bao la. Những nhân đức này là những nhân đức nền tảng của Hội Dòng.

7. Bổn mạng của Hội Dòng

– Các chị Ảnh Phép Lạ chuyên chăm noi gương Đức Trinh Nữ Maria, và yêu thích truyền bá Mẫu Ảnh của Mẹ.

– Các chị cử hành những ngày lễ của Mẹ với lòng sùng mộ, và đặc biệt lễ Ảnh Phép Lạ ngày 27.11 là ngày lễ Bổn Mạng của Hội Dòng (Ngày 27.11.1830, Đức Mẹ hiện ra lần hai với thánh nữ Catarina Laburê truyền làm một Ảnh vảy hình Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội như ta thấy trong bức Ảnh vảy ngày nay).

(x. Hiến Pháp 2017, các điều 3 – 8)

IV. HỘI DÒNG ẢNH PHÉP LẠ NGÀY NAY (Thống kê 2019)  

1.Tên Dòng: DÒNG ẢNH PHÉP LẠ

Tên quốc tế: Filles de la Médaille Miraculeuse” (FMM)

Địa chỉ: 14 Nguyễn Huệ -Phường Thống Nhất –Thành phố Kontum

          Email: anhphepla@gmail.com:    Đt: (060)386.3240

Thuộc giáo xứ:  Chính Tòa           Giáo hạt:  Kontum    

Năm Thành lập:  Ngày 06.04. 1947

Số Tu sĩ : 174    

Số Cộng Đoàn: 36 (Gia Lai: 06 Cộng Đoàn; Kontum: 30 Cộng Đoàn)

Dòng có 23 Nhà Nội Trú cho hơn 1.000 em học sinh người dân tộc thiểu số nhiều tiếng nói khác nhau!

2.Cộng đoàn Cô Nhi Vinh Sơn 1

Địa chỉ: 13 Nguyễn Huệ -Phường Thống Nhất

     Thuộc giáo xứ: :  Chính Tòa,         Giáo hạt:  Kontum

Năm Thành lập:1980

Số tu sĩ tại cộng đoàn:  05 Sơ

3.Cộng đoàn Cô Nhi Vinh Sơn 2

Địa chỉ: Thôn Kon Hra chôt- Thống Nhất –Kontum

     Thuộc giáo xứ: : Chính Tòa      Giáo hạt:  Kontum

Năm Thành lập: 1976                                                                                             Số tu sĩ tại cộng đoàn: 05 Sơ

4.Cộng đoàn  Cô Nhi Vinh Sơn 3

Địa chỉ: Thôn Kon Jơdreh Xã ĐakBlà – Kontum                                             Thuộc giáo xứ: :  Chính Tòa  Giáo hạt:  Kontum                                                     Năm Thành lập: 1998

Số tu sĩ tại cộng đoàn: 04 Sơ

5.Cộng đoàn  Cô Nhi Vinh  Sơn 4

Địa chỉ: Thôn 10 Làng Kon Tơneh- Xã Đăk Tơre, Huyện Kon Rẫy- Kontum             Thuộc giáo xứ: :  Kon Xơmluh       Giáo hạt:  Kontum ,                                      Năm Thành lập: 16/10/2004                                                                                     Số tu sĩ tại cộng đoàn: 05 Sơ

6.Cộng đoàn  Cô Nhi Vinh Sơn 5

Địa chỉ: Thôn Kon Klor 2- Đăk Rơwa- Kontum

     Thuộc giáo xứ:  Chính Tòa     Giáo hạt:  Kontum                                                   Năm Thành lập: 1990

Số tu sĩ tại cộng đoàn: 04 Sơ

7. Cộng đoàn Cô Nhi Vinh Sơn 6

Địa chỉ: Thôn 8 Đắk Tơre – Kon Rẫy- Kontum

Thuộc giáo xứ:   Kon Xơmluh     Giáo hạt:  Kontum                                           Năm Thành lập:  2010

Số tu sĩ tại Cộng đoàn: 04 Sơ

8.Cộng Đoàn Kon Rơ Bang

Địa chỉ:  Làng Kon Rơbang Xã Vinh Quang -Tp Kontum

Thuộc giáo xứ: :   KonRơbang        Giáo hạt:  Kontum                                             Năm Thành lập: 1989

Số tu sĩ tại cộng đoàn: 03 Sơ

9. Cộng Đoàn Nhà May Chính Tòa

Địa chỉ: 13 A Nguyễn Huệ, Phường Thống Nhất, tp. Kon Tum

Thuộc giáo xứ:     Chính Tòa       Giáo hạt: Kon Tum

Năm thành lập:

Số tu sĩ tại cộng đoàn: 2 Sơ

10.Cộng đoàn Chính Tòa

Địa chỉ: 13 A Nguyễn Huệ, Phường Thống Nhất, tp. Kon Tum                      Thuộc giáo xứ:  Chính Tòa  Giáo hạt:     Kon Tum                                                     Năm Thành lập:                                                                                                                 Số tu sĩ tại cộng đoàn:      02 Sơ

11.Cộng đoàn Nội Trú Chính Tòa

Địa chỉ: 13 A Nguyễn Huệ, Phường Thống Nhất, tp. Kon Tum

Thuộc giáo xứ: Chính Tòa  Giáo hạt:     Kon Tum

Năm thành lập:

Số tu sĩ tại cộng đoàn:   02 Sơ

     12. Cộng đoàn Hơmong Kơtu.

Địa chỉ:  Hơmong Kơ Tu, Xã Hơmong, Huyện Sa Thầy- thành phố Kontum

     Thuộc giáo xứ: :   Hơmoong   Giáo hạt:  Đăk hà 

     Năm Thành lập:  25.12. 2005

Số tu sĩ tại cộng đoàn:  02 Sơ

13. Cộng đoàn Hơmong Đăk Wơk

Địa chỉ: Hơmoong Đăk Wơk, xã Hơmoong, Huyện Sa Thầy, Tp. Kontum     Thuộc giáo xứ:   Hơmoong       Giáo hạt:  Đăk hà

     Năm Thành lập:  25/12/2005

Số tu sĩ tại cộng đoàn:  02 Sơ

 14. Cộng đoàn Tearơxa

Địa chỉ: Làng Đăk Giô, Xã Đăk Trăm, Huyện Đăk Tô- Kontum

     Thuộc giáo xứ: : Tea rơxá       Giáo hạt:  Đắk Mót

     Năm Thành lập:  2008

15. Cộng đoàn Pơdư – Sa Thầy

Địa chỉ: Làng Pơdư, Thôn 3, Huyện Sa Thầy- Kontum

     Thuộc giáo xứ:  Plei Pơdư   Giáo hạt:  Đắk Hà 

     Năm Thành lập:  2009

Số tu sĩ tại cộng đoàn:  03 Sơ

16. Cộng đoàn Kon Dơxing Rẫy

Địa chỉ: Thôn 8, xã Đăk Tơre, h. Kon Rẫy         

Thuộc giáo xứ : Kon Xơmluh  Giáo hạt Kon Tum

Năm thành lập:

Số tu sĩ tại cộng đoàn:

17. Cộng đoàn Kon Mong

Địa chỉ:       Thôn 3, xã Đăk Hring, huyện Đăk Hà, Kon Tum

Thuộc giáo xứ:     Kon Hring  Giáo hạt: Đăk Hà

Năm thành lập:

Số tu sĩ tại cộng đoàn:

18. Cộng đoàn De Sơmei

Địa chỉ: De Tul- Xã Đắk Sơ Mei – Đắk Đoa- Gia Lai  

    Thuộc giáo xứ:  De Tul  Giáo hạt:  An Khê

     Năm Thành lập: 2008

Số tu sĩ tại cộng đoàn:  02 Sơ

19. Cộng đoàn Kon Hring

Địa chỉ: Thôn 5, Xã Diên Bình, Huyện Đắk Tô- Kontum

               Thuộc giáo xứ: :   Kon Hring      Giáo hạt:  Đắk Mót

     Năm Thành lập: 06.06.2006

Số tu sĩ tại cộng đoàn: 03 Sơ

20. Cộng đoàn Hà Tây

Địa chỉ: Kon Sơ Lăng- Xã Hà Tây- Chư Păl

              Thuộc giáo xứ:    Kon Mah     Giáo hạt:   Gia Lai             

     Năm Thành lập:  12. 2005

Số tu sĩ tại cộng đoàn:  03 Sơ

21. Cộng đoàn Đăk Mót

Địa chỉ: Thôn 4, Đắk Mót, Thị Trấn Plei Kần – Ngọc Hồi- Kontum

     Thuộc giáo xứ:      Đăk Mót     Giáo hạt:   Đăk Mót

     Năm Thành lập: 2013

Số tu sĩ tại cộng đoàn:  03 Sơ

22. Cộng đoàn Đăk Ki\a

    Địa chỉ: Thôn Đắk Kia, Xã Đoàn Kết- Tp Kontum

             Thuộc  giáo xứ: : Phương Hòa  Giáo hạt:  Kontum

     Năm Thành lập: 1970

Số tu sĩ tại cộng đoàn: 03 Sơ

23. Cộng đoàn Plei Boong

Địa chỉ: Làng Plei Boong, xã AnYun, Huyện Mang Yang- Gia Lai                                       

     Thuộc  giáo xứ:  Plei Boong   Giáo hạt:  Mang Yang

     Năm Thành lập:10.10. 2010

Số tu sĩ tại cộng đoàn: 03 Sơ

24. Cộng đoàn Phú Bổn

Địa chỉ: Buôn Ma Djơng , Tổ 8- Phường Hòa Bình- Thị Xã Ayunpa – Gia Lai

               Thuộc giáo xứ:   Phú Bổn  Giáo hạt:  Mang Yang 

     Năm Thành lập: 20.04.2006

Số tu sĩ tại cộng đoàn: 03 Sơ

25. Cộng đoàn Plei Groi-Xã Gơlar- Huyện Đăk Đoa

Địa chỉ:  Xã Gơlar, Huyện Đăk Đoa, Tp Plei Ku

     Thuộc giáo xứ:  Phaolo  H’Neng    Giáo hạt: Mang  Yang

     Năm Thành lập:  2008

Số tu sĩ tại cộng đoàn: 04 Sơ

26. Cộng đoàn Kon Trang

Địa chỉ:    Cộng đoàn Kon Trang Mơnấy, xã Đăk Kơla, huyện Đăk Hà, Kon Tum

Thuộc giáo xứ:  Kon Trang Giáo hạt: Đăk Hà

Năm thành lập:

27. Cộng đoàn Plei Rơhai

Địa chỉ:  Cộng đoàn Plei Rơhai, Phường Lê Lợi, tp Kon Tum

Thuộc giáo xứ Plei Rơhai     Giáo hạt:     Kon Tum

Năm Thành lập:        

Số tu sĩ: 2 Sơ

28. Cộng đoàn Klâu Klah

Địa chỉ: Cộng đoàn Klâu Klah, xã Ia Chim, Kon Tum

Thuộc giáo xứ:          Klâu Rơngol         giáo hạt: Kon Tum

Năm Thành lập:       

Số tu sĩ: 2 Sơ

29. Cộng đoàn Tòa Giám Mục

Địa chỉ: Tòa Giám Mục Kon Tum, 56 Trần Hưng Đạo, p.Thắng Lợi, Kon Tum

Năm Thành lập:      

Số tu sĩ:

30. Cộng đoàn Kon Bơ Băn

      Địa chỉ: Cộng đoàn Kon Bơbăn, xã Ngọc Réo, huyện Đăk Hà

Thuộc giáo xứ:          Kon Bơbăn giáo hạt: Đăk Hà

Năm Thành lập:       

Số tu sĩ: 2 Sơ                                

31. Cộng đoàn Plei Rơ wăk

      Địa chỉ: Cộng đoàn Plei Rơ wăk, xã Đăk Năng, Kon Tum

Thuộc giáo xứ:          Kon Plei Jơdrơp   giáo hạt: Kon Tum

Năm Thành lập:       

Số tu sĩ: 2 Sơ

32. Cộng đoàn Sơbir

      Địa chỉ: Cộng đoàn Sơbir, xã Kon Thụp, huyện Măng Yang, Pleiku

Thuộc giáo xứ:          Kon Thụp   giáo hạt: Măng Yang

Năm Thành lập:       

Số tu sĩ: 2 Sơ

33. Cộng đoàn Tập Viện

      Địa chỉ: Kon Tum Kơ Pơng, xã Đăk Rơ wa, Kon Tum

Thuộc giáo xứ:          Chính Tòa            Giáo hạt: Kon Tum

 Năm Thành lập:      

 Số tu sĩ: 2 Sơ

34. Cộng đoàn Đệ Tử

      Địa chỉ: Kon Rơbang, xã Vinh Quang, Kon Tum

Thuộc giáo xứ:          Kon Rơbang         Giáo hạt: Kon Tum

Năm Thành lập:       

Số tu sĩ: 2 Sơ

35. Cộng đoàn Học Viện

      Địa chỉ: 686/12 CMT8, phường 5, Quận Tân Bình, TP.HCM

     Thuộc giáo xứ:          An Lạc        Tổng Giáo Phận Sài Gòn

Năm Thành lập:       

Số tu sĩ: 2 Sơ  

V. Điều kiện gia nhập Hội Dòng:

1. Độ tuổi từ 17 trở lên…

2. Khoẻ mạnh về mặt thể chất và tinh thần.

  • Có ý hướng ngay lành
    • Có khả năng trở nên một con người trưởng thành về mặt nhân bản và tôn giáo để sống trong tập thể, thực thi các sinh hoạt của cộng đoàn (Hiến Pháp, số 56).

3. Trình độ học vấn: Từ tốt nghiệp PTTH trở lên.

4. Có sức khoẻ tốt để có thể phục vụ.

5. Được Yă Tổng Phụ Trách tiếp nhận qua sự giới thiệu của yă Đặc Trách tìm hiểu Ơn Gọi của Hội Dòng.

Ứng sinh phải xuất trình chứng thư rửa tội và chứng thư thêm sức cũng như giấy chứng nhận tình trạng thông dong.

Đơn xin gian nhập Hội Dòng được sự xác nhận của Linh Mục Chính Xứ của ứng sinh.

VI. Một số hình ảnh:

Cộng Đoàn Nhà Mẹ và Nhà Nguyện

Thánh lễ mừng bổn mạng Hội Dòng và Vĩnh Khấn 27.11.2018

Khâm sứ Tòa Thánh và Đức Cha Giáo phận thăm các Nhà Cô Nhi Vinh Sơn 2017

Dệt thổ cẩm và lớp May vá

Chăm sóc bệnh nhân phong và người đau yếu

Sinh hoạt giới trẻ

* Yă :        
Tiếng Bahnar được phiên âm bằng mẫu tự La tinh, được dùng để dịch chữ “nữ tu” (ngoài nghĩa phổ thông là “bà”, hiểu theo ý là người được kính trọng). Là một danh từ dành riêng cho nữ tu người địa phương của giáo phận Kon Tum. Tên đầy đủ là “Yă Dieng”, có nghĩa là “người nữ được thánh hiến cho Thiên Chúa”  (HP 2017, tr.7).

Phêrô MINH SƠN

Lược soạn theo tài liệu của Văn Phòng Hội Dòng Ảnh Phép Lạ do Yă Y Gương cung cấp và  các tài liệu khác

Kontum, ngày 1.8.2019

WGPKT(02/08/2019) KONTUM