Bác Sĩ Thực Sự Của Thể Lý, Tâm Trí Và Linh Hồn (29.02.2020 – Thứ Bảy sau Lễ Tro)

Lời Chúa: Lc 5, 27-32
Khi ấy, Ðức Giêsu đi ra và trông thấy một người thu thuế, tên là Lêvi, đang ngồi ở trạm thu thuế. Người bảo ông: “Anh hãy theo tôi!” Ông bỏ tất cả, đứng dậy đi theo Người. Ông Lêvi làm tiệc lớn đãi Người tại nhà ông. Có đông đảo người thu thuế và những người khác cùng ăn với các ngài. Những người Pharisêu và những kinh sư thuộc nhóm của họ mới lẩm bẩm trách các môn đệ Ðức Giêsu rằng: “Sao các ông lại ăn uống với bọn thu thuế và quân tội lỗi?” Ðức Giêsu đáp lại họ rằng: “Người khoẻ mạnh không cần thầy thuốc, người đau ốm mới cần. Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi sám hối ăn năn.”

Suy nim:

Khi người lân cận của bạn vấp phải sai lầm hoặc thiếu sự hiểu biết, phải chăng bạn chỉ tay để khiển trách hay bạn đưa tay ra để nâng người ấy lên?

Tiên tri I-sai-a cho chúng ta biết rằng Thiên Chúa bù đắp cho từng người bằng những việc cụ thể. Khi chúng ta chúc lành cho người khác, đặc biệt là những người cần sự giúp đỡ về tinh thần cũng như thể chất và vật chất, Chúa sẽ ngược lại ban ơn lành cho chúng ta.

Bạn Chỉ Ngón Tay Vào Ai?

Khi Giêsu gọi một người thu thuế tội lỗi làm môn đệ Ngài, Ngài đã khiến mọi người ngạc nhiên, kể cả Lêvi (còn được gọi là Matthêu). Các nhà lãnh đạo tôn giáo đặc biệt khó chịu với hành vi của Chúa Giêsu đối với những người tội lỗi công khai như Lêvi.

Người Do Thái, cách chung chia thành hai nhóm: người Do Thái chính thống, là những người giữ luật cách cứng nhắc và giữ tất cả các quy định nhỏ nhặt của nó; và những người còn lại là những người không giữ tất cả những quy định nhỏ nhặt nào hết.

Nhóm chính thống đối xử với nhóm còn lại như là công dân hạng hai. Họ rất cẩn thận tránh né trong giao tiếp, từ chối làm ăn với họ, khước từ việc cho hay nhận bất cứ thứ gì từ họ, cự tuyệt can thiệp và tránh xa bất kỳ hình thức tình bạn nào với họ, kể cả tình đồng đội. Sự giao thiệp của Chúa Giêsu với nhóm người sau, đặc biệt là với những người thu thuế và tội lỗi, đã gây sốc cho sự nhạy cảm của những người Do Thái chính thống này.

 

Bác Sĩ Thực SCủa Thể Lý, Tâm Trí và Linh Hồn

Khi những người Pharisêu bắt lỗi hành vi không chính thống của Chúa Giêsu trong việc ăn uống với với những người tội lỗi, lời giải thích của Chúa Giêsu khá đơn giản. Một bác sĩ không cần phải điều trị cho những người khỏe mạnh – thay vào đó anh ta tìm đến những người đau yếu. Chúa Giêsu cũng tìm kiếm những người có nhu cầu cần thiết nhất. Một bác sĩ thực sự tìm cách chữa lành toàn bộ con người – thể lý, tâm trí và tinh thần. Chúa Giêsu đến với tư cách là người thầy thuốc thiêng liêng và là vị mục tử tốt lành để chăm sóc dân Ngài và phục hồi họ trở lại cuộc sống khỏe mạnh.

 Nhóm người chính thống đã quá bận tâm với thực hành tôn giáo của riêng họ đến nỗi họ bỏ mặc việc giúp đỡ những người cần sự quan tâm nhất. Tôn giáo của họ là sự ích kỷ vì họ không muốn có bất cứ điều gì liên quan đến những người không giống như họ. Chúa Giêsu đã tuyên bố sứ mạng của Ngài một cách dứt khoát: Tôi đến không phải để kêu gọi người công chính, mà là để kêu gọi những kẻ tội lỗi. Trớ trêu thay, nhóm chính thống cũng là những người túng thiếu như những người mà họ coi thường. “Mọi người đã phạm tội và bị tước mất vinh quang Thiên Chúa” (Rm 3:23).

Bạn có tạ ơn Chúa vì lòng thương xót hải hà mà Ngài đã dành cho bạn không? Và bạn có tìm kiếm sự tốt lành của tất cả những người lân cận bạn và có cho họ thấy sự khoan dung và tử tế không?

Từ Bỏ Mọi SựTheo Đức Kitô

“Từ Bỏ Mọi Sự và Theo Đức Kitô” có nghĩa là gì? Bede the Venerable (673-735 sau công nguyên), một tu sĩ Anglo-Saxon, người đã viết nhiều chú giải về Kinh Thánh, giải thích ý nghĩa của việc từ bỏ đối với Matthêu và với chúng ta để “bước theo” như những môn đệ của Chúa Giêsu:

“Việc ‘bước theo’ Chúa Giêsu không có ý nói về những chuyển động của đôi chân cũng như con tim, nhưng là việc thực hành một lối sống. Một người nói rằng anh ta sống trong Đức Kitô thì phải đi trên con đường Ngài đã đi; không được nhắm vào những điều trần thế, không theo đuổi những lợi lộc chóng qua, nhưng phải tránh xa những lời khen ngợi giả dối, sẵn sàng chấp nhận sự khinh chê của tất cả những gì là trần tục vì vinh quang nước trời; làm điều tốt lành cho tất cả mọi người, không làm tổn thương bất kỳ ai; chịu đựng một cách kiên nhẫn những đau khổ đến với mình; cầu xin sự tha thứ của Thiên Chúa cho những người gây ra đau khổ, không bao giờ tìm kiếm vinh quang cho riêng mình mà luôn luôn làm vinh danh Thiên Chúa, và gìn giữ những gì giúp người khác yêu mến những sự trên trời. Đây là ý nghĩa của việc theo Đức Kitô.  Theo tinh thần này, xem thường những lợi ít trần thế, Matthêu đã gắn bó với những người theo Chúa Giêsu, Đấng không có của cải. Vì chính Chúa, Đấng đã gọi Matthêu bằng lời, ban tặng cho ngài món quà nội tâm của sự thúc đẩy vô hình để ngài có thể bước theo.”

Bạn đã sẵn sàng từ bỏ tất cả vì Chúa Giêsu Kitô chưa?

“Lạy Chúa Giê-su, Đấng Cứu Độ chúng con, xin hãy cho chúng con đến với Ngài: Tâm hồn của chúng con nguội lạnh; lạy Chúa, xin hãy sưởi ấm tâm hồn chúng con bằng tình yêu vị tha của Chúa. Trái tim chúng con đầy tội lỗi, xin hãy rửa sạch chúng con bằng máu quý giá của Chúa. Tâm hồn chúng con yếu đuối, xin hãy thêm sức mạnh với niềm vui của Thần Khí Chúa. Tâm hồn chúng ta trống rỗng, xin hãy lấp đầy chúng con bằng sự hiện diện thiêng liêng của Chúa. Lạy Chúa Giêsu, trái tim của chúng ta là của Ngài, xin hãy luôn sở hữu tâm hồn chúng và chỉ dành cho riêng Ngài mà thôi. ” (lời nguyện của Augustinô, 354-430)

Tiếp Tục Chay Tịnh

“Người ta sẽ gọi ngươi là người sửa lại những lỗ hổng, là kẻ tu bổ phố phường cho người ta cư ngụ” Is 58:12.

Một trong những tác động có sức ảnh hưởng về sau của việc ăn chay là: “Những tàn tích cổ xưa sẽ được xây dựng lại vì ngươi, ngươi sẽ xây dựng lại những nền móng của các thế hệ trước; người ta sẽ gọi ngươi là người sửa lại những lỗ hổng, là kẻ tu bổ phố phường cho người ta cư ngụ”(Is 58:12).

Sự hiểu biết của chúng ta về cái chết là theo định nghĩa một nền văn hóa của sự đổ vỡ của các mối quan hệ. Chúng ta có hàng loạt những ngôi nhà đổ nát. Nếu bạn để Chúa xây dựng lại những tàn tích cổ xưa này vì lợi ích của bạn, thì việc ăn chay và tiếp tục ăn chay là đặc biệt quan trọng đối với thế giới. Bạn là người rất cần cho thế giới.

Hãy nghĩ về những người bị tổn thương, bị phản bội, bị từ chối, những người ly dị mà bạn có thể thấy họ đã được chữa lành bằng cách tuân theo những truyền dạy của I-sai-a về việc ăn chay và nhiều tác động ảnh hưởng của nó. Hãy nghĩ về tất cả những đứa trẻ “không cha”, những bé không có hoặc có “nhiều cha”. Hãy nghĩ về sự hoang mang và bất an của họ. Hãy nghĩ về việc phá thai vô số, bị lạm dụng, lăng nhăng và những phương pháp tránh thai.

Trong tình yêu, hãy chay tịnh mỗi ngày của Mùa Chay bằng cách giới hạn thức ăn và nước uống của bạn theo ý Chúa. Trong tình yêu, hãy tiếp tục sự chay tịnh của bạn bằng cách cho người khác cơ hội được tự do, cho họ thấy sự khoan dung (Mt 5: 7) và xử với họ cách công bình (xem Is 58: 6-7, 9-10). Nếu bạn tiếp tục ăn chay, bạn sẽ thấy mọi lời hứa mà Chúa đã đưa ra trong I-sai-a 58 được thực hiện, bao gồm cả việc phục hồi các ngôi nhà bị bỏ hoang. Nếu bạn tiếp tục chay tịnh, Chúa “sẽ cho ngươi phóng ngựa trên các vùng đất cao trong xứ” (Is 58:14).

Hãy thể hiện tình yêu của bạn một cách thiết thực, cụ thể nhất. Hãy nhận đón nhận Lời Chúa. Chay tịnh và tiếp tục chay tịnh.

 Cầu nguyện: Lạy Cha, xin hãy gửi Chúa Thánh Thần đến để dạy con I-sai-a 58 và ban cho con đức tin và sức mạnh để đón nhận những ân huệ của đức tin.

Xác Tín: “Bỏ lại mọi thứ phía sau, Lêvi đứng dậy và trở thành môn đệ của Ngài.” Lc 5:28

Tác giả: Don Schwager

Chuyển ngữ: Lm. Phaolô Trần Quốc Bảo

Giáo Phận Kontum

WGPKT(28/02/2020) KONTUM