VỊ TỬ ĐẠO NGƯỜI BÉLIEU ÉTIENNE – THÉODORE CUÉNOT
GIÁM MỤC THỪA SAI
1802 -1861
JEAN THIÉBAUD
1988
“Vị Tử Đạo người Bélieu Étienne – Théodore CUENOT Giám Mục Thừa Sai 1802 -1861” (1)
“Vị Tử Đạo người Bélieu Étienne – Théodore CUENOT Giám Mục Thừa Sai 1802 -1861” (2)
(tiếp theo 2)
MỘT DÂN TỘC ĐỂ KHÁM PHÁ
Một dân tộc là một đất nước
một lịch sử
Tên An-nam là do Trung Hoa áp đặt đến cuối thế kỷ 18. Khoảng năm 1787, vua Gia-Long, nhận sự trợ giúp của lính đánh thuê do Giám Mục Pigneaux de Béhaine đề nghị, đã thống nhất đất nước: sau khi độc lập đã lấy tên là Việt-Nam. Người con trai kế vị, là Minh Mạng, ngược lại, chịu ảnh hưởng phe trí thức theo Nho Giáo lại mềm dẻo hơn với Trung Hoa.
Vương quốc An-nam bao gồm Bắc Kỳ (Tonkin) và Nam Kỳ (Cochinchine). Từ thế kỷ 17, nước An-nam đã sáp nhập nước Champa và một phần của Cam-bốt. Năm 1830, Nam Kỳ, với diện tích gần bằng diện tích nước Pháp có khoảng 12 đến 15 triệu dân. Tỉnh Bình Định là một trong những tỉnh đông dân cư nhất. Chính ở đây mà Lm Cuenot sẽ đến cư ngụ, gần suốt đời Ngài.
Cộng đồng Kytô giáo Việt-Nam là một trong những cộng đồng lâu đời nhất Châu Á. Những vị thừa sai đầu tiên là những vị tuyên úy các tàu bè Bồ-Đào Nha. Một cái móc quan trọng: năm 1615: những người Kytô hữu Nhật-Bản, chạy trốn cuộc bách bại đến ẩn núp ở vịnh Đà-Nẵng. Một Lm dòng Tên, xuất thân từ Avignon, Alexandre de Rhodes đến Việt-Nam năm 1625, đã thành công phát triển cộng đồng Kytô giáo trên. Ngài yêu mến và đánh giá cao người Việt Nam; Ngài biên soạn một cuốn tự điển La-tinh-An-Nam. Số người công giáo năm 1658 đã là 300.000, cũng vào thời này, ở Roma, được in cuốn giáo lý đầu tiên cũng bằng tiếng Latinh An-nam. Một chủng viện đầu tiên được tập họp trên một chiếc thuyền. Năm 1668, những linh mục bản xứ đầu tiên được chịu chức.
Người ta đã tìm cách bào chữa cho những tên bạo chúa giết hại đạo, rằng họ chỉ tự vệ chống lại những tên xâm lược từ phía thực dân Tây Phương. Nhưng ngoại trừ bán đảo Macao, bị người Bồ chiếm đóng từ năm 1557, thì người ta chỉ thấy những cường quốc Tây phương xuất hiện vào năm 1840. Thượng Vương (1635-1649) nể nang người Bồ và nhận quà của họ. Tuy nhiên vẫn cảm thấy sự hiện diện của người ngoại quốc như một mối đe dọa.
Một chính quyền, nhất là khi biết mình yếu kém, thường hay khai thác hận thù đối với những người không theo quốc giáo, nhất là khi những người này lại muốn vâng phục Thiên Chúa hơn loài người.
Ngay từ năm 110 “Bức thư gửi Diognète” đã nói lên sự chống đối ấy, qua những thế kỷ, đã làm đổ máu biết bao nhiêu Đấng Tử Đạo.
“Người Kytô hữu sống trên mặt đất như thể họ chỉ lướt qua. Không một miền đất xa lạ nào lại không phải là quê hương của họ; và cũng không có quê hương nào đối với họ lại chẳng xa lạ”.
Lm Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes), sau bốn lần bị trục xuất, đã tin chắc rằng chỉ có những linh mục địa phương bản xứ, mới có thể bảo đảm một công cuộc truyền giáo ổn định trong các nước Á Châu. Muốn thành lập hàng giáo phẩm địa phương đó, phải có những Giám Mục được Giáo Hoàng trực tiếp gửi đi. Lâu nay Bồ- Đào- Nha tự coi mình như độc quyền bảo trợ việc truyền giáo ở miệt Đông Ấn-Độ. Những cuộc thương lượng dài đăng đẳng, ở Roma, Paris, nơi mà Cha Đắc Lộ đã đến trình bày tình hình, rốt cuộc cũng đã mang lại kết quả khi mà Cử Tọa bao gồm hàng giáo phẩm, đã ủng hộ dự án. Ngày 8.6.1658 Đức Giáo Hoàng bổ nhiệm Fanẹois Pallu làm Giám Mục ở Bắc Kỳ và Pierre Lambert de la Motte ở Nam Kỳ. Cũng năm ấy, dưới sự thúc đẩy của hai vị Giám Mục trên, đã quyết định thành lập một chủng viện để chuẩn bị những linh mục triều đi làm tông đồ ở các nước xa xôi dưới quyền Giám Mục sẽ thu dụng họ gọi là Hội “các nước truyền giáo ngoại quốc ở Paris”[1].
Étienne Cuenot là vị đại diện tông tòa thứ 14.
Đầu thế kỷ 19, có 4 địa phận khâm mạng Tòa Thánh được thành lập ở miền Đông Nam Á:
-Xiêm
-Miền Tây Bắc (các Lm MEP)
-Miền Đông Bắc (Đa-minh Tây-Ban-Nha)
-Miền Nam bao gồm An-nam-Cam-bốt và Lào.
Trong địa phận Nam kỳ, lúc Lm Cuenot bước chân đến thì chỉ có 5 vị thừa sai người Pháp hoạt động: Gm Tabert, Gagelin, F. Jaccard, các Lm Régéreau và Bringol. Sát cánh với họ có mấy linh mục người bản xứ đã cao niên. Và để giúp các vị thì có các “thầy giảng” và các nữ tu Dòng “Mến Thánh Giá” được Đức Giám Mục Lambert de la Motte thành lập năm 1670. Sau đây là chứng ta của Đức Giám Mục Retord, vị Giám Mục của Thánh Ven [2]
“ Những cô gái này không có nội cấm và không bị ràng buộc bởi lời khấn. Nhưng cuộc sống của họ không vì vậy mà kém đạo đức đâu. Họ không bao giờ ăn thịt, họ ăn chay và đánh tội một tuần hai lần. Họ sống trong những ngôi nhà nghèo nàn, ăn mặc còn nghèo nàn hơn nữa, họ phải đổ mồ hôi trán mới có ăn, hoặc nhờ đồng ruộng mà họ tự trồng cấy lấy hoặc canh cửa dệt vải, hoặc đi bán thuốc dạo ở chợ. Chính họ đi thăm viếng và an ủi bệnh nhân, giúp chúng tôi dạy dỗ những phụ nữ tân tòng và lúc nào cũng có một vài người rảo quanh các làng tìm trẻ hấp hối rửa tội; họ cũng là những “người – đưa tin” gan dạ, đến các nhà tù, tiếp tế cho các vị tử đạo. Một vài người trong họ cũng đã tử đạo vì đã kiên trì trong công việc bác ái đó.”
Nam kỳ của thế kỷ 16 được mời gọi sống tính anh hùng của Giáo Hội các thế kỷ đầu.
BƯỚC VÀO NGHỀ
Thư từ của Lm Cuenot mang một âm sắc mới bộc lộ một tâm hồn lắng dịu, không chua chát, được trang bị bằng một lòng can đảm bình thản ngay cả khi đề cập đến thử thách, bệnh tật và thất bại. “Tất cả nhờ Thập Giá: loan báo Thập Giá bằng lời nói chưa đủ, còn phải vác nó trên vai.”
Cảm tưởng đầu tiên khi tới Nam Bộ, là tính bao la của thửa ruộng cần cày xới:
“Con đã phải mất một tháng để đến Nam Kỳ, địa điểm truyền giáo của con. Tôn giáo ở đây được một ông quan chánh nhất phẩm[[3]] che chở, ông này vừa là họ hàng vừa là người bảo hộ nhà vua. Trong cả nước, không một giáo dân nào bị phiền nhiễu vì từ chối tham gia vào những chuyện dị đoan.. .Đây đó ở Nam Kỳ cũng còn những cuộc bách hại trong làng hoặc trong gia đình. Ở Cam-bốt chỉ có vài trăm người có đạo và cũng đã là khá lắm rồi, nếu cứ hai năm một lần, có một linh mục ghé lại. Không biết có bổn đạo nào không ở Ciampa, nhưng không có linh mục ở đấy. Rồi còn những người bán khai đang sinh sống trên các miền núi bao la ở Nam Kỳ, vô phước thay! Họ chưa được nghe Tin Mừng Nước Thiên Chúa!”.
Để đáp lại bấy nhiêu nhu cầu, cần đến cả trăm vị thừa sai, 3.000 đến 4.000 linh mục bản xứ vậy mà hiện nay “chúng con chỉ có 2 vị thừa sai còn đi đứng được và từ 15 đến 18 linh mục bản xứ. Làm gì đây?” Địa phận Nam Kỳ lúc bấy giờ bao gồm khoảng 60.000 giáo dân (tháng 12.1826).
Trong lúc chờ đợi thời điểm để có những sáng kiến lớn, Lm Cuenot cố gắng dạy học ở nhà trường Lái Thiêu. Đó là một ngôi nhà tranh khiêm tốn, tiếp nhận 37 thanh niên mà các đấng hy vọng họ có thể chuẩn bị chịu chức linh mục. Vì trời nóng bức nên các buổi học diễn ra ngoài trời. Các bữa cơm thì đạm bạc, kỷ luật thì nghiêm khắc.
Ở đây Lm Cuenot đã nếm qua những niềm vui lớn lao: niềm vui được khám phá một ngôn ngữ và những đức tính của một cộng đồng Kytô giáo trẻ trung; niềm vui tự nhiên hơn được gặp lại bạn đồng hương.
Đúng thế ngày 15.3.1830, 3 vị thừa sai gốc Franche-Comté lại gặp nhau tại Lái Thiêu. Cùng với Étienne Cuenot, có Isidore Gagelin và Joseph Marchand vừa mới cập bến. Chúng ta có thể tưởng tượng được nỗi xúc động của họ. Étienne được một trận cười trước kiểu ăn mặc lố bịch của người nông dân cao to kia, mà những phản xạ không có tí gì là sự uyển chuyển của người Á Châu cả.Quả là họ đã chẳng buồn khi được trải qua những tuần lễ ở đây. Họ đã kể cho nhau nghe thời tuổi trẻ của họ. “Tiếng reo vui khải hoàng nơi dinh trại hàng người công chính: tay hữu Giavê đã ra uy” (TV 117)
Ngày 8.7.1830 đại lễ ở nhà trường Lái Thiêu để mừng sự trở về của Đức Giám Mục Taberd đã phải qua bên Xiêm để được phong Giám Mục (Nam Kỳ đã trống ngôi từ 7 năm qua). Ngày 18.7, Tân Giám Mục làm phép dầu trước mặt đông đúc người dự:
“Lm Gagelin làm linh mục trợ tá, Lm Marchand làm phó tế cho nghi lễ; Hai Lm Cuenot và Régéreau phó tế danh dự, có một trợ phó tế người bản xứ, 5 linh mục bản xứ mặc phẩm phục, 6 áo choàng ngoài, 12 trẻ giúp lễ đội vòng hoa.. .Chưa ai đã chứng kiến bao giờ một nghi lễ như thế trong tỉnh này.”
Chúng ta đừng vấp phạm trước một nghi thức mang đậm nét kiểu Xuân-Bích, rất xa lạ với người Á Châu. Ngày nay ở Ấn Độ hoặc ở vài nơi khác, những tập sinh, gốc đạo mới, thường rất thích đóng bộ tu phục của người Âu để đánh dấu tính mới mẻ của đức tin mà họ gia nhập. Chủ trương hội nhập văn hóa của Tin Mừng vào các dân tộc, lúc bấy giờ chỉ mới ở bước phôi thai.
Việc mở đường được Giáo Hội đề nghị không nằm trong văn kiện của Công Đồng Vatican 2 mà là trong “Thông Tư của Thánh Bộ Truyền Giáo” năm 1659:
“Đừng đặt hết nhiệt tình cũng đừng đưa ra một luận chứng nào để thuyết phục các dân tộc đó thay đổi nghi thức, tập quán và phong hóa của họ, ngoại trừ khi rõ ràng chúng đi ngược lại với tôn giáo và luân lý. Còn gì nghịch lý bằng khi vận chuyển qua bên Tàu cả nước Pháp, Tây- Ban-Nha, nước Ý hay một nước Âu Châu nào khác? Chúng ta đừng du nhập vào đó đất nước của chúng ta mà là đức tin, đức tin đó không xua đẩy cũng không làm tổn thương nghi thức tập tục của bất cứ dân tộc nào với điều kiện là chúng không đáng ghét nhưng đức tin đó trái lại muốn chúng ta gìn giữ và bảo vệ chúng.Thế nên đừng bao giờ so sánh những tập tục của các nước đó với tập tục của Châu Âu; trái lại phải nhanh chóng làm quen với chúng.”
Ở Nam Kỳ, nếu Giáo Hội tôn trọng mọi chỉ thị của Tòa Thánh, điều cấp bách không phải là bàn cãi tranh luận về truyền giáo học, nhưng tiến từng bước nhỏ, như là một tiền đồn để khai khấn một mảnh đất mới và tìm những mối tiếp xúc hữu ích. GM.Taberd chọn linh mục lớn tuổi nhất làm Giám phó với quyền kế vị, lm Gagelin. Còn Lm Cuenot sẽ được giao nhiệm vụ huấn luyện các sinh viên thần học và đi thăm các xứ đạo.
Từ ngày lên đường năm 1828 đến nay là năm 1832, Étienne Cuenot không nhận được bức thư nào của gia đình cả. Ở Pháp đã diễn ra cuộc Cách Mạng Tháng 7.1830. Giáo Hội ở Pháp bị bôi bác thậm tệ, đã làm bùng nổ ở Besanẹcon một làn sóng sôi sục, một sự chống đối thù nghịch chống lại hàng giáo phẩm, các xứ truyền giáo và các chủng viện.
Trong hai năm tương đối bình yên, ở Nam Kỳ Étienne Cuenot được đánh giá cao nhờ tài tháo vát của Ngài. Nhưng lần đầu tiên, Ngài có vấn đề sức khỏe: chế độ ăn uống và khí hậu ở Châu Á đã vật ngã cơ thể lực lưỡng này. Năm 1831, Ngài bị hấp hối và “đã lãnh nhận những bí tích sau cùng”, điều mà sau này Ngài nói đến như về một trò đùa nhả. “Phải thú nhận rằng sự trần trụi tuyệt đối ở đây khó lòng mà gìn giữ được sức khỏe. Khi bao tử quá thường xuyên kêu đói, thì làm sao có sức được?”
Một tai họa khác, trong thời gian lâu dài sẽ ngăn chặn sự tiến bộ của công cuộc truyền giáo: cái chết của tả quân Lê-Văn-Duyệt, người bảo vệ các Kytô hữu. Khi ông còn sống, những sắc dụ “chống lại tả đạo” đều không được thi hành khắt khe.
“Minh Mạng ghét Lê-Văn-Duyệt. Ngay sau khi Lê-Văn-Duyệt mất, Minh Mạng kết án những quan võ mà ông này ủng hộ. Cuộc cách mạng triều đình này sẽ biến thành một cuộc nỗi loạn và cả nội chiến làm bùng nổ mọi thứ đam mê.”
Những năm 1831-1832, Minh Mạng đã tỏ rõ ý đồ bách hại của mình. Một làng người công giáo, gần Huế bị bác đơn hoàn toàn chính đáng, rồi bị kết án tội tà đạo: 73 người bị tra tấn dã man. Nhiều binh sĩ trong quân đội cũng lãnh một số phận vì đã từ chối bỏ đạo.
Sau cái chết của Lê-Văn-Duyệt, một tướng tá của ông là Lê-Văn-Khôi, muốn trả thù xứng đáng cho bản án của thầy mình, sau khi chết. Ông nổi dậy khiến đám cháy lan rộng cả triều đình. Từ nay cho đến ngày nhắm mắt lìa đời, Lm Cuenot sẽ chẳng còn phút giây nào bình yên mà chỉ biết đến một chế độ khủng bố.
Các tờ báo nước ngoài như: “Singapore thời luận” (Singapore chronicle) đã lên án các thừa sai ở Nam Kỳ và các Kytô hữu đã tích cực tham gia vào cuộc nổi loạn trong nước. Giám Mục Taberd trong tờ báo Á-Châu, phát hành ở Luân-Đôn tháng 2.1835 đã bác bỏ lời buộc tội đó:
“Chỉ dụ cấm đạo được ban hành ngày 6.1.1833 và tức khắc được thi hành. Cuộc nổi loạn mà những người đứng đầu là những cựu tướng tá của Lê-Văn- Duyệt, tất cả đều là ngoại đạo, nổ ra vào ngày mồng 6 tháng 7 sau đó…Tôi biết rằng người đứng đầu cuộc nổi loạn đã dùng mọi phương tiện để thu phục người cong giáo đứng về phía mình nhưng toi cũng biết là họ đã từ chối, bằng cách cho biết rằng ton giáo của Đức Giêsu Kito mà họ tuyên xưng, đòi họ nhiệm vụ trung thành và tuân phục vị vua hợp pháp. Khi tướng nổi loạn đã nắm được toàn quyền, người cong giáo buộc phải khuất phục như các người dân khác. Làm sao cưỡng lại sức mạnh được”.
_____________________
[1] MEP = Missions étrangères de Paris
[2] Mgr Retord = Đức Giám Mục Liêu.
[3] Lê Văn Duyệt, tổng trấn thành Phiên An- (Gia-Đinh).