Sức Mạnh Của Sự Thinh Lặng(19.02.2020 – Thứ Tư Tuần 6 TN)

Lời Chúa: Mc 8, 22-26
Khi ấy, Ðức Giêsu và các môn đệ đến Bếtxaiđa. Người ta dẫn một người mù đến và nài xin Ðức Giêsu sờ vào anh ta. Người cầm lấy tay anh mù, đưa ra khỏi làng, rồi nhổ nước miếng vào mắt anh, đặt tay trên anh và hỏi: “Anh có thấy gì không?” Anh ngước mắt lên và thưa: “Tôi thấy người ta, trông họ như cây cối đi đi lại lại.” Rồi Người lại đặt tay trên mắt anh, anh trông rõ và khỏi hẳn; anh thấy tỏ tường mọi sự. Người cho anh về nhà và dặn: “Anh đừng có vào làng.”

Suy nim:

Điều gì tồi tệ hơn mù về thân xác? Một tâm trí và một trái tim tăm tối bởi tội lỗi, hoài nghi và sự từ chối đầy kiêu ngạo đối với ánh sáng và sự thật của Chúa. Chúa Giêsu đã đến để giải thoát con người khỏi bóng tối mù quáng của tội lỗi, sự lừa dối và sự gian xảo của Sa-tan và Ngài ban cho con người sự sống dồi dào và tự do để bước đi trên con đường của tình yêu, sự thật và sự thánh thiện của Ngài.  

          Bất cứ nơi nào Chúa Giêsu đi đến, Ngài đều tuyên bố về triều đại của Thiên Chúa, và nhiều người đã được thu hút đến nghe, nhìn và chạm vào sức mạnh xuất phát từ Người để được chữa lành và khôi phục con người hướng tới sự viên mãn của cuộc sống.

Món quà của đức tin xua tan bóng tối tội lỗi và sự hoài nghi

          Khi Chúa Giêsu đến Bethsaida, làng chài của An-rê, Phê-rô, Gia-cô-bê và Gioan, một người mù đã được đưa đến với Chúa Giêsu nhờ những người bạn của anh ta. Không có sự giúp đỡ của họ, anh mù không thể tìm thấy Đấng có thể phục hồi thị lực và khiến anh ta trở nên lành lặn được.

Chúa Giêsu hiểu được nỗi sợ hãi và hy vọng của người mù này và những người bạn của anh ta, những người mà đã cầu xin Người chạm vào người mù để anh ta có thể được phục hồi. Người mù nhận thức được sức mạnh của xúc giác theo cách đặc biệt.

          Tại sao trước tiên Chúa Giêsu lại dẫn người mù ra khỏi làng (Mác- cô 8:23)? Chúa Giêsu rất có thể muốn đưa anh ta khỏi sự quấy rầy của những người ngoài cuộc và những người hoài nghi không tin. Chúng ta biết các trình thuật Tin Mừng được viết bởi Lu-ca và Mát-thêu rằng Chúa Giêsu đã có những lời quở trách mạnh mẽ đối với người dân vùng Bethsaida:

“Khốn cho ngươi hỡi Bethsaida! Vì nếu những công việc vĩ đại được thực hiện nơi ngươi đã được thực hiện ở Tia và Si-đôn, thì họ đã ăn năn từ lâu rồi, họ đã mặc vải thô và ngồi trên tro. Vậy, sẽ xét xử khoan hồng cho thành Tia và Si-đôn hơn ngươi trong ngày phán xét.  Ngươi sẽ bị đưa xuống tân âm phủ “(Lu-ca 10:13, Mát-thêu 11:21).

Chúa Giêsu đồng cảm với những yếu đuối của chúng ta và củng cố chúng ta trong đức tin

Chúa Giêsu đã thể hiện sự thận trọng trong việc đưa người mù đến một nơi xa khỏi những người hoài nghi và hay xoi mói là những người có thể làm giảm niềm tin và sự tín thác vào Chúa Giêsu. Sau đó, Chúa Giêsu đã làm một điều đáng chú ý và bất ngờ. Mác-cô nói rằng Chúa Giêsu “nhổ nước miếng vào mắt anh ta và đặt tay lên anh ta” (Mc 8:23).

Chúa Giêsu thật sự đồng cảm với bệnh tình ngặt nghèo của người mù; cả hai cử chỉ trên thể hiện lòng trắc ẩn cá nhân của Ngài đối với anh mù và cũng đánh thức niềm tin vào Ngài. Chúa Giêsu sau đó hỏi anh mù: “Anh có thấy gì không?” Người mù bắt đầu nhận ra rằng bây giờ anh ta có thể nhìn thấy một chút – nhưng tầm nhìn của anh rất mờ.

Vì vậy, Chúa Giêsu đặt tay lên anh ta lần thứ hai để củng cố đức tin của anh ta để anh ta có thể nhận được một sự chữa lành hoàn toàn. Mác-cô ghi lại trong ba cụm từ ngắn về sự chữa lành đầy kịch tính đã xảy ra với người mù: “Anh ta nhìn cách chăm chú và được hồi phục, và nhìn thấy mọi thứ rõ ràng.” Thị lực của anh đã được chữa lành theo từng giai đoạn khi anh ta đáp lại bằng niềm tin vào việc đặt tay và lời có sức chữa lành của Chúa Giêsu.

Chúa Giêsu cho chúng ta “con mắt đức tin” để nhận ra sự thật trong lời nói của Ngài.

Thánh Giê-rô-ni-mô, một học giả kinh thánh đầu tiên của giáo hội (347-420 sau công nguyên), giải thích ý nghĩa thiêng liêng của sự chữa lành này không chỉ đối với người mù mà còn đối với chúng ta:

     “Đức Kitô đặt tay lên mắt anh ta để anh ta có thể nhìn thấy mọi thứ rõ ràng, vì vậy qua những thứ có thể nhìn thấy anh ta có thể hiểu được những thứ vô hình, mà mắt thường không nhìn thấy được, rằng sau khi màng che của tội lỗi bị loại bỏ, anh ta có thể thấy rõ trạng thái linh hồn của mình với con mắt của một trái tim trong sạch.”

          Lòng kiêu ngạo đầy tội lỗi và sự chối bỏ việc ăn năn bởi những sai trái dễ dẫn đến sự lừa dối và mù quáng tâm linh, điều đó cướp đi niềm tin và sự tin tưởng của con người vào sự tha thứ và lòng khoan dung chữa lành của Thiên Chúa.

Chúa Giêsu là ánh sáng đích thực mở mắt và trái tim của chúng ta hướng đến với sự thật của lời Người và sức mạnh của tình yêu Người để chữa lành, phục hồi và làm cho chúng ta trở nên hoàn thiện.

Hãy loại bỏ những điểm mù che mờ cái nhìn của chúng ta về Thiên Chúa và quyền năng của Ngài trong cuộc sống của chúng ta.

          Có điểm mù nào trong cuộc sống che mờ cái nhìn của bạn về Chúa Giêsu và vương quốc của sự công chính, hòa bình và niềm vui của Chúa Thánh Thần không?

Hãy cầu xin Chúa Giêsu tăng thêm niềm tin và sự tín thác vào Ngài để bạn có thể nhận ra giọng nói của Ngài rõ ràng hơn khi bạn lắng nghe lời Ngài và để Ngài biến đổi bạn ngày càng nhiều hơn qua công việc và ân sủng của Chúa Thánh Thần, Đấng ngự trong bạn.

Lạy Chúa Giêsu, xin hãy mở mắt con đến với sự mặc khải về sự hiện diện chữa lành và lời cứu rỗi của Ngài. Xin giúp con bước đi trong sự thật và sức mạnh của tình yêu Ngài và không phải vấp ngã trong bóng tối của tội lỗi và sự hoài nghi. Xin hãy dùng con để giúp người khác tìm thấy ánh sáng của sự chữa lành và sự hiện diện của ơn cứu độ.”

Sức mạnh của sự im lặng

 “Hãy đem lời đó ra thực hành. Nếu tất cả những gì anh em làm là lắng nghe nó, thì anh em đang tự lừa dối chính mình.” Gia-cô-bê 1:22

          Tác giả của Thư Thánh Gia-cô-bê dạy chúng ta “đừng vội nói” (Gc 1:19) và kiềm chế cái lưỡi của chúng ta (Gc 1:26). Giữa hai lời khuyên về lời nói này, thánh nhân dạy chúng ta cho chúng ta trở thành người thi hành Lời (Gc 1:22).

Tác giả của bức thư có thể ngụ ý rằng liệu chúng ta nói quá nhiều, nhưng chúng ta làm quá ít trong việc sống Lời Chúa không. Một ” cái miệng lớn” thường làm rất ít việc. Những người nói quá nhiều đừng xuất quá nhiều. Không khí nóng không thể cung cấp năng lượng cho bất cứ thứ gì ngoại trừ một quả bóng.

Nhiều Kitô Hữu không trổ sinh hoa trái. Họ không dẫn dắt mọi người đến với Đức Kitô và không xây dựng triều đại của Thiên Chúa. Nhiều Kitô Hữu ngày nay đang nói nhiều hơn bất kỳ Kitô  Hữu nào đã từng nói trong lịch sử.

Chúng ta là những người ít im lặng nhất trong tất cả mọi người trong lịch sử. Chúng ta có điện thoại thông minh, nhắn tin, chương trình trò chuyện và phòng trò chuyện. Chúng ta nói chuyện, nói chuyện và nói chuyện.

Đôi khi chúng ta nghĩ rằng chỉ cần nói về một cái gì đó thì đó là một thay thế cho việc làm điều đó. Có lẽ việc nói chuyện quá mức của chúng ta có liên quan đến việc lỡ lời của chúng ta. Vì vậy, “chúng ta hãy yêu thương trong hành động và sự thật và không chỉ nói về nó” (1 Ga 3:18).

 Chúng ta hãy bắt đầu lấy lại sự thinh lặng như một phần thiết yếu trong cuộc sống của chúng ta trong Đức Kitô (xem Lc 5:16). Im lặng vào một thời gian định sẵn trong ít nhất năm phút mỗi ngày hoặc năm phút nữa mỗi ngày.

Trong Mùa Chay sắp tới đây, hãy gia tăng thời gian tinh lặng này. Vào lễ Phục sinh, bạn có thể phát sinh sức mạnh và làm theo Lời Chúa như chưa từng có trước đây.

Cầu nguyện: Lạy Cha, xin hãy làm cho con trở thành một người đàn ông hay một người phụ nữ của hành động, là người tận tụy lắng nghe tiếng Cha nói với con. “Lạy Chúa, xin hãy canh giữ miệng con, xin đặt người trông chừng miệng lưỡi con” (Tv 141: 3).

Xác Tín: “Mắt anh ta đã được phục hồi và anh ta có thể nhìn rõ mọi thứ”. Mc 8:25

Tác giả: Don Schwager

Chuyển ngữ: Lm. Phaolô Trần Quốc Bảo

Giáo Phận Kontum

WGPKT(18/02/2020) KONTUM