Bản Tin Tổng Hợp Trong Tuần (22/05/2022 –28/05/2022)

Ban Mục Vụ Truyền Thông Giáo Phận Kon Tum

Bản Tin Tổng Hợp Trong Tuần

Chúa Nhật 22/05/2022  –  Thứ Bảy 28/05/2022

.

STT

Giáo Hội               Hoàn Vũ

Tác giả

Nội dung chính

Nguồn

1

ĐTC Phanxicô: Chúa Giêsu ban cho chúng ta bình an của Người

Vatican News

CN ngày 22/05, như thường lệ, ĐTC đã cùng chủ sự buổi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng với các tín hữu. Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh, ĐTC mời gọi các tín hữu cầu xin Chúa ban cho mỗi người sự bình an của Chúa Giêsu, đó chính là Chúa Thánh Thần để chính chúng ta cũng trở nên khí cụ của hoà bình.

Vatincan News Tiếng Việt:

2

Tiếp kiến chung (25/5): Đêm tối không chắc chắn về ý nghĩa cuộc sống

Vatican News

Sáng thứ Tư, 25/5, ĐTC đã có buổi tiếp kiến chung thường lệ tại quảng trường Thánh Phêrô với các tín hữu. ĐTC nhận xét: “với tất cả sự tiến bộ của mình, tất cả sự sung túc của mình, chúng ta đã thực sự trở nên một ‘xã hội mệt mỏi’”. Ngài mời gọi chúng ta hãy suy nghĩ đôi chút về điều này: “chúng ta trở nên một xã hội mệt mỏi”.

Vatincan News Tiếng Việt:

3

ĐTC mời gọi cầu nguyện cho hòa bình và cùng bước đi trong tình liên đới

Văn Cương, SJ – Vatican News

Trong sứ điệp gửi tới những người tham gia sự kiện Katholikentag (Ngày Công giáo) lần thứ 102 ở Stuttgart tại Đức, ĐTC Phanxicô chào mừng và kêu gọi họ cầu nguyện cho hòa bình và khẳng định rằng “chỉ khi tiến về phía trước cùng nhau” thì cuộc sống của chúng ta mới trở nên phong phú hơn và tươi đẹp hơn.

Vatincan News Tiếng Việt:

4

Nhân loại lắng nghe tiếng kêu la của chiến tranh

Văn Cương, SJ – Vatican News

ĐTC Phanxicô đã nhấn mạnh, “không có nền báo chí tốt nếu không có khả năng lắng nghe”. Điều này càng được thể hiện rõ ràng trong thời kỳ đại dịch và bây giờ khi cuộc chiến tranh thảm khốc đang diễn ra ở Ucraina.

Vatincan News Tiếng Việt:

5

ĐTC chủ sự buổi lần hạt Mân Côi vì hòa bình

Văn Yên, SJ – Vatican News

 

ĐTC Phanxicô, cùng với các đền thánh quốc tế trên toàn thế giới, sẽ lần chuỗi Mân Côi tại Vương cung thánh đường Đức Bà Cả vào ngày 31/5, kết thúc tháng kính Đức Mẹ, cầu nguyện cho hòa bình ở Ucraina và tại những nơi xảy ra chiến tranh trên thế giới.

Vatincan News Tiếng Việt:

6

ĐTC: Tính hiệp hành sẽ dẫn chúng ta đến việc sống hiệp thông cách mạnh mẽ hơn

Văn Cương, SJ – Vatican News

Vatican. Trong video gửi cho Đại hội đồng Toàn thể của Ủy ban Giáo hoàng về Châu Mỹ Latinh (PCLA), Đức Thánh Cha Phanxicô phản tỉnh về ý nghĩa của tính hiệp hành và hiệp thông, và nhấn mạnh rằng cả hai đều cần thiết khi Giáo hội bước vào hành trình hiệp hành.

Vatincan News Tiếng Việt:

7

Đức Hồng y Grech: Thượng hội đồng không thể bỏ qua những câu hỏi khó

Văn Cương, SJ – Vatican News

Vatican. Đức Hồng y Mario Grech, Tổng thư ký thượng hội đồng Giám mục, không lo lắng về “con đường công nghị của HĐGM Đức” và đã kêu gọi dành không gian để cùng chia sẻ “niềm vui và nỗi sợ hãi”.

Vatincan News Tiếng Việt:

8

Chân phước Scalabrini, tông đồ người di cư, sẽ được phong thánh

Văn Yên, SJ – Vatican News

Trong sắc lệnh liên quan đến việc phong thánh công bố hôm thứ Bảy 21/05, ĐTC Phanxicô quyết định phong thánh cho đấng sáng lập Dòng truyền giáo thánh Carôlô, với việc miễn trừ phép lạ thứ hai. ĐTC cũng nhìn nhận một phép lạ trong một án phong chân phước và nâng 7 vị lên bậc đáng kính.

Vatincan News Tiếng Việt:

9

Công Giáo chống nạn buôn người

G. Trần Đức Anh O.P

Từ hơn 8 năm nay, ĐTC Phanxicô đã nhiều lần tố giác và lên án tệ nạn buôn người mà ngài gọi là “một tội ác chống lại nhân loại” và đồng thời ngài cổ võ những sáng kiến chống lại tai ương này của xã hội, phòng ngừa, trợ giúp, chữa trị và giúp các nạn nhân tái hội nhập vào xã hội.

Vatincan News Tiếng Việt:

10

ĐHY Tagle: Các giáo phận truyền giáo cần được hỗ trợ liên quan đến những biện pháp ngăn ngừa lạm dụng

Văn Cương, SJ – Vatican News

Vatican. Đức Hồng Y Luis Antonio Tagle nói rằng, Giáo Hội cần hỗ trợ các giáo phận truyền giáo về chuyên môn để thi hành các quy định ngăn ngừa lạm dụng tính dục do ĐTC ủy nhiệm.

Vatincan News Tiếng Việt:

11

Lễ phong chân phước cho chị Pauline Jaricot

G. Trần Đức Anh, O.P. | RVA

 

Lúc 3 giờ chiều, Chúa nhật 22 tháng Năm vừa qua, Đức Hồng y Luis Antonio Tagle, Tổng trưởng Bộ Loan báo Tin mừng cho các dân tộc, đã đại diện Đức Thánh cha Phanxicô, chủ sự thánh lễ tôn phong Nữ Tôi tớ Chúa giáo dân Pauline Jaricot lên bậc chân phước.

Đài Chân Lý Á Châu:

12

Đại dịch làm giảm sút việc tài trợ đào tạo linh mục tại xứ truyền giáo

G. Trần Đức Anh, O.P. | RVA

Đại dịch Covid-19 đã làm suy giảm nhiều việc tài trợ của Hội Giáo hoàng thánh Phêrô Tông đồ cho các cơ sở đào tạo chủng sinh và linh mục tại các xứ truyền giáo.

 

Đài Chân Lý Á Châu:

13

SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY THẾ GIỚI TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI 2022 : LẮNG NGHE LÀ MỘT CHIỀU KÍCH CỦA TÌNH YÊU

Tý Linh

chuyển ngữ

“Lắng nghe là một chiều kích của tình yêu” và là “thành phần thiết yếu đầu tiên của đối thoại và của việc truyền thông tốt”. Đức Phanxicô nhắc nhớ như thế trong Sứ điệp cho Ngày Truyền thông xã hội lần  thứ 56, có tựa đề “Lắng nghe bằng trái tim”, được công bố hôm 24/1/2022 và sẽ được cử hành vào ngày 29/5/2022.

 

Xuân Bích Việt Nam:

14

Giáo hội sắp có thêm hai hiển thánh mới

G. Trần Đức Anh, O.P. | RVA

Giáo hội sắp có thêm hai vị hiển thánh mới, sẽ được tôn phong, gồm một giám mục và một tu huynh.

 

Đài Chân Lý Á Châu:

.

STT

Giáo Hội Việt Nam

Tác giả

Nội dung chính

Nguồn

1

Văn phòng Truyền thông FABC: Mẫu học hỏi sứ điệp Truyền Thông

FABC – OSC / WHĐ

Văn phòng Truyền thông của FABC (Liên hội đồng Giám mục Á châu) đã thực hiện và phổ biến một file powerpoint nhằm giúp học hỏi về sứ điệp Ngày Thế giới Truyền thông xã hội thứ 56. 

Hdgmvietnam:

2

Đức Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Khảm: Truyền Thông và Hiệp Hành

Truyền thông HĐGMVN

Nhân dịp Ngày Thế giới Truyền thông lần thứ 56, Truyền thông Hội đồng Giám mục Việt Nam có buổi phỏng vấn với Đức Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Khảm – Thành viên của Bộ Truyền thông Tòa Thánh Vatican về chủ đề Truyền Thông và Hiệp Hành.

Hdgmvietnam:

3

ĐGM Giuse Nguyễn Tấn Tước: “Người hoạt động truyền thông phải có tâm”

Truyền thông HĐGMVN thực hiện

Lời chia sẻ của Đức cha Giuse được gợi hứng từ Sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô cho Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội năm nay với chủ đề: “Hãy lắng nghe bằng con tim”.

Hdgmvietnam:

4

Biên bản Hội nghị thường niên Thiếu Nhi Thánh Thể miền Sài Gòn năm 2022

Thư ký Đại hội /Trợ úy Giuse Vũ Minh

Hội nghị thường niên Thiếu Nhi Thánh Thể miền Sài Gòn Từ 17g00 ngày 23/05/2022 đến 12g00 ngày 25/05/2022 tại Trung tâm Mục vụ TGP Sài Gòn

Hdgmvietnam:

5

Sống trách nhiệm: Không thừa không thiếu

Margarita-Maria Lưu Thùy Diệp

Tôi nghiệm ra rằng nhiều vấn đề nảy sinh trong tương quan cũng là vì tôi không biết hoặc không tôn trọng các giới hạn trong trách nhiệm của tôi, và vì thế, tôi là người đầu tiên chịu đau khổ, cùng làm cho người khác đau khổ mà cứ tưởng là mình đang làm điều tốt cho họ. 

Hdgmvietnam:

6

Cầu nguyện: 10 điểm bạn cần ghi nhớ và thực hành

Linh mục Trần Mạnh Hùng, STD

10 đề nghị một cách hết sức ngắn gọn, được coi như là nền tảng căn bản giúp cho việc cầu nguyện có kết quả tốt đẹp.

Ủy Ban Giới Trẻ:

(Website của Ủy ban giới trẻ / HĐGMVN)

7

Sống mầu nhiệm Chúa Giêsu thăng thiên

Sr. Anna Marie Mcguan, RSM/ Nt. Anna Ngọc Diệp, OP
Chuyển ngữ 

Giống như sự Phục sinh, biến cố Chúa Giêsu thăng thiên là một mầu nhiệm có nguồn gốc lịch sử và được đề cập trong Kinh thánh, cụ thể là trong phần cuối Tin mừng Matthêu và phần đầu sách Công vụ Tông đồ.

Hdgmvietnam:

8

4 cách giúp thanh thiếu niên hứng thú với Kinh Thánh

Theresa Civantos Barber

 một giáo lý viên kỳ cựu và cũng là một người “say mê Kinh Thánh”, Mark Hart đã dành gần 3 thập kỷ để dạy giáo lý cho thanh thiếu niênvà đã nhận ra rằng các em có thể quan tâm đến Kinh thánh nhiều hơn những gì mà người lớn có thể nhận ra.

Hdgmvietnam:

9

Một vài nhận định về từ “giáo lý viên”

TS. Tôma Nguyễn Như Danh

Bài viết này không nhằm phân tích từ “giáo lý viên” dưới góc độ hình thái học, tức là cấu tạo từ. Trái lại, bài viết thảo luận cụm từ “giáo lý viên” dưới góc độ ngữ học ứng dụng, nghĩa là nó được sử dụng và được hiểu như thế nào. 

Hdgmvietnam:

10

Lời khuyên cho các tân linh mục: Ý nghĩa thật sự của đời linh mục

Lm. Mark Gatto/ Jos. Đăng Vũ
chuyển ngữ 

Một linh mục dâng hiến cuộc đời mình trong tình yêu thương, thực sự yêu thương những người mà mình phục vụ, thì linh mục đó sẽ tìm thấy niềm vui trong chức vụ của mình và mang lại niềm vui cho những người mà mình phục vụ.

Hdgmvietnam:

.

STT

Các Giáo Phận

Tác giả

Nội dung chính

Nguồn

1

Tâm thư gởi các Linh mục

ĐGM Giáo phận Kon Tum

Các Giám Mục và anh em Linh mục cũng không được miễn trừ, nhưng lại phải là người hoán cải trước hết và phải là người tràn đầy sức sống mới của Chúa Kitô Phục Sinh.

Giáo Phận Kon Tum:

2

Giáo phận Kon Tum: Câu hỏi thỉnh ý hiệp hành cấp giáo hạt

 

Giuse Đỗ Hiệu,

Lm Tổng Đại Diện

 

Những gợi ý về một số lãnh vực để xin góp ý cấp Giáo hạt.

 

Giáo Phận Kon Tum:

3

Thường Huấn UBGD Giáo Tỉnh Huế -2022

Vũ Đình Bình

Khóa Thường huấn Ủy Ban Giáo Dân Giáo tỉnh Huế năm 2022 mang chủ đề: “Cùng Hội Thánh Hiệp Hành”, được tổ chức vào ngày 19 – 20.5.2022 tại Tòa Giám mục Giáo phận Ban Mê Thuột

Giáo Phận Ban Mê Thuột:

4

“Đời sống Ca viên và chuẩn mực Thánh nhạc” – Hội thảo Thánh nhạc tại Bằng Sở

BBT

Nhằm giúp cho các ca viên thêm hiểu biết và thực hành đúng vai trò của Thánh nhạc trong việc cử hành Phụng vụ. Ủy ban Thánh nhạc TGP Hà Nội đã tổ chức buổi hội thảo với chủ đề “Đời sống Ca viên và chuẩn mực Thánh nhạc” vào thứ Bảy, ngày 21/5/2022 tại Trung tâm hành hương Bằng Sở”.

Tổng Giáo Phận Hà Nội:

 

5

Để giúp con cái trong độ tuổi thanh thiếu niên

 

Cerith Gardiner/ Nt. Anna Ngọc Diệp, OP chuyển ngữ

 

Trong việc nuôi dạy con cái, vẫn có những yếu tố, hay nói cách khác, có những nguyên tắc cơ bản mà bậc cha mẹ cần ghi nhớ để có thể giúp con cái thích nghi và trưởng thành trong xã hội hiện đại.

Giáo Phận Nha Trang:

6

Lược sử Trung Tâm Truyền Giáo Kon Trang và Giáo xứ Kon Trang Mơnei

Minh Sơn

TTTG Kon Trang nói chung, giáo xứ Kon Trang Mơnei nói riêng đang ngày càng lớn mạnh và mở rộng cả về số tín hữu, địa bàn sinh hoạt tôn giáo cũng như về đời sống đức tin. Năm 2022 kỷ niệm 170 Trung tâm truyền giáo Kon Trang (1852-2022) là dịp để các cộng đoàn dân Chúa Kinh-Thượng dâng lời tạ ơn Thiên Chúa, vì biết bao ơn lành Chúa đã thương ban suốt chiều dài lịch sử, và biết ơn các tiền nhân đã dày công xây dựng và gieo trồng đức tin trong vô vàn gian nan, thử thách.

Giáo Phận Kon Tum:

.

STT

Các Hội Dòng

Tác giả

Nội dung chính

Nguồn

1

Quan niệm về ý Chúa và tự do con người trong phân định thiêng liêng

Phanxicô Xaviê Nguyễn Hai Tính, S.J.

Trong tiến trình phân định thiêng liêng, với mục tiêu tìm ra Ý Chúa dành cho mình, nhiều người thường hay nghĩ về Ý Chúa như là một trong những khả thể có sẵn, và phân định là làm sao tìm chọn được khả thể đó trong số nhiều khả thể khác.

Dòng Tên:

2

Chúng ta – những người làm truyền thông

Lưu Hành  

 

Người làm truyền thông phải ý thức được vai trò của việc lắng nghe trong thời đại hôm nay, khi mà có quá nhiều người nói nhưng lại ít người chịu lắng nghe, có quá nhiều thông tin mà lại khó để phân biệt được đúng sai…

Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm:

3

Hiệp hành trong sự đa dạng

Nt. Anna Hiền Linh – MTGQN

Bước theo Chúa trên con đường dâng hiến, người tu sĩ được mời gọi sống trong một Hội dòng và xem nơi đây là gia đình. Vì thế, mỗi thành viên được mời gọi sống hiệp nhất, yêu thương, nâng đỡ, chăm sóc cho nhau và cùng nhau gánh vác mọi trách nhiệm khi vui cũng như lúc buồn. Sống đời sống cộng đoàn theo khuôn mẫu của Ba Ngôi Thiên Chúa. 

Giáo Phận Qui Nhơn:

4

KHI NỮ TU TRỞ THÀNH VÔ ĐỊCH POOMSAE TAEKWONDO THẾ GIỚI

Nt. Anna Ngọc Diệp, OP tổng hợp

Tháng 4. 2022 vừa qua, nữ tu Linda Sim, 67 tuổi người Singapore thuộc Dòng Franciscan Missionaries of the Divine Motherhood (FMDM) đã giành Huy chương Vàng cho Giải vô địch Poomsae Taekwondo Thế giới diễn ra tại Hàn Quốc.

Đaminh Thánh Tâm:

5

Văn hoá chụp giật

Lm. Anmai, CSsR

Thật là đau đớn khi nhìn thấy xã hội đang phát triển một thứ văn hóa gọi là văn hóa chen lấn, ich kỷ và chỉ biết lo cho bản thân mình. Xã hội sẽ đi về đâu khi con người sống cùng, sống chung và sống với nhau nhưng luôn ích kỷ cũng như chỉ biết phần mình.

Hội Dòng Mến Thánh Giá Qui Nhơn:

 

6

Sự sống con người bắt đầu từ khi nào?

Ts. Trần Mỹ Duyệt

Chọn phá thai (pro choice) hay chọn phò sự sống (pro life). Ủng hộ phá thai hay ủng hộ sự sống các thai nhi, mỗi bên đều có những lập luận để biện minh cho quyết định và chọn lựa của mình.

Huynh Đoàn Giáo Dân Đaminh Việt Nam:

.

Ý Lực Sống 32: Thực Sự Là Có Thiên Chúa

“TRỜI XANH TƯỜNG THUẬT

VINH QUANG THIÊN CHÚA,

KHÔNG TRUNG LOAN BÁO

VIỆC TAY NGƯỜI LÀM”

(Tv 18,2)

1. Về việc tin hay không tin có Thiên Chúa, thế giới xưa nay có 3 loại người:

– Những người tin có Chúa là hữu thần.

– Những người không tin có Chúa là vô thần.

– Những người dửng dưng thì chả đặt vấn đề.

Những người tin thì thời nào cũng chiếm đa số vì các tôn giáo đều tin có một Đấng Siêu Việt nghĩa là tin có Chúa.

2. Những người tin có Chúa thì chưa hề thấy Chúa mà khẳng định là có Chúa, và như thế mới gọi là tin. Những người vô thần thì cũng chỉ tuyên bố vậy thôi. Chưa có người vô thần nào dù cá thể hay “tập thể” đã làm chứng được là không có Chúa. Ý thức hệ vô thần Sô Viết suốt 70 năm (1920-1990)đã muốn xóa bỏ tôn giáo khỏi mặt đất và đã không làm được, sau cùng thì tự sụp đổ dù súng đạn đầy kho, binh lính đầy trại, nhà tù đầy người bất đồng chính kiến với mình ! Buồn nhất là những kẻ độc tài nhiều quyền lực mà bắt bớ đạo, triệt phá đạo, tịch thu tài sản của tôn giáo một cách bất công, nhốt tù các chức sắc cách oan ức, gây thật nhiều đau khổ cho người vô tội. Lịch sử sẽ phân định thiện ác, nhưng trên tất cả còn có Chúa : Thiện ác đáo đầu chung hữu báo ! Dù anh không tin có Chúa, nhưng Chúa vẫn có thiệt mà ! Đức Tin là ơn Chúa ban. Người khiêm nhường mới nhận được !

3. Tin hay không tin, hay dửng dưng về sự hiện hữu của Thiên Chúa là quyền tự do của mỗi người. Bạn không tin mà “ép” bạn tin là không thành công; ngược lại người đang tin mà bị ép chối bỏ Chúa thì không đạt. Đã có rất nhiều người thà chết vì đạo chứ không bỏ đạo.

4. Tâm sự về niềm tin của mình : Là linh mục gần 50 năm, tuổi bắt đầu bước vào U90, mình khẳng định là Thiên Chúa hiện hữu. Nếu ai hỏi mình tại sao bạn biết có Chúa, mình sẽ hỏi lại là tại sao bạn biết không có Chúa ? Nếu ai khẳng định là không có Chúa thì mình nhớ trong Kinh Thánh, sách Thi Thiên 53, có câu :”Kẻ ngu dại nói trong lòng rằng : Chẳng có Đức Chúa Trời”. Mình không dám bàn thêm. Chúa cho con người có trí khôn để suy nghĩ mà, con loài vật đâu có tôn giáo.

Phần mình tin Thiên Chúa hiện hữu vì những lý do rất đơn giản :

* Thứ nhứt : Số người tin có Chúa là chiếm đa số qua mọi thời đại, bất chấp chấp khó khăn cản trở. Đứng bên phía đa số thì hợp lý hơn.

* Thứ hai : Mình cảm thấy tin có Chúa thì dễ chịu trong lòng hơn là chối bỏ hay gạt bỏ Chúa . Thấy một cái bàn thì ai cũng nghĩ là có người làm ra nó, còn bảo tự nhiên nó có thì chỉ có người điên hay khùng hay không có trí khôn mới nói bướng như vậy mà thôi. Trời đất muôn vật xinh đẹp này cũng thế. Tác phẩm càng tinh vi, tác giả càng tài năng. Hãy nghiên cứu những bộ phận tuyệt vời của cơ thể con người.

* Thứ ba : Các nhà thông thái tin vào sự hiện hữu của Thiên Chúa xưa nay là rất đông. Hình như tất cả các nhà thiên văn thượng thặng đều tin có Chúa khi nghiên cứu thấy được trật tự tinh vi của đất trời.

* Thứ tư : Các bậc Thánh Hiền xưa nay đều phát biểu về sự hiện hữu của Thiên Chúa: Hoàng Thiên hữu nhãn, kính nhi viễn chi, thuận Thiên giã tồn, lạy Trời mưa xuống . . .

* Thứ năm : Các vị Thánh trong Giáo hội xưa nay luôn chứng tỏ niềm tin của mình vào Thiên Chúa bằng cuộc sống, hay có khi bằng cả mạng sống của mình nữa : Thánh Phanxico Atxidi, cha Kolbe, cha Đamien, mẹ Terexa Calcutta. . . Thật kể không hết. Thánh Phaolo nói : Tôi biết tôi tin vào ai.

* Thứ sáu : Chúa Giêsu Kito , Con Thiên Chúa làm người. Những dấu lạ Ngài làm; sự chết và sống lại của Ngài không phải và không thể là chuyện hoang đường, cứ xem những người tin vào Chúa Giêsu trên thế giới hiện nay thì mới hiểu được điều này. Ngày mừng sinh Nhật Chúa Giêsu là lễ lớn nhất trên hành tinh của chúng ta.

* Thứ bảy : Sách Phúc Âm ghi lại tư tưởng của Chúa Giêsu là một cuốn sách được nhiều người đọc nhất suốt hai ngàn năm nay. Đó là một cuốn sách được dịch ra nhiều thứ tiếng nhất, hơn 2500 ngôn ngữ ! Ai cũng phải đặt vấn đề tại sao chứ ? Năm 1969, người Mỹ khi lên mặt trăng đã để lại trên đó những chứng tích của nền văn minh loài người, trong số đó có cuốn Kinh Thánh.

* Thứ tám : Khi mình học 4 năm Triết Học thì dùng trí khôn mà tìm hiểu tới lý sự cuối cùng của sự vật (Ultima Ratio Rerum) và cuối cùng là nhờ trí khôn hướng dẫn mà nhận thấy được sự hiện hữu của một Đấng Toàn Năng và Toàn Trí. Đấng ấy mình gọi là Thiên Chúa. Nhưng Đấng ấy như thế nào thì trí khôn con người chịu thua.\

* Thứ chín : Khi học 4 năm Thần Học thì mới biết được Thiên Chúa là Đấng như thế nào nhờ sự mặc khải của Chúa Giêsu. Không ai biết chuyện trên trời trừ Đấng từ trời xuống. Chúa Giêsu bảo Thiên Chúa là Cha của chúng ta, Thiên Chúa là Cha đầy lòng thương xót, Thiên Chúa là Cha của Thầy và cũng là Cha của anh em. Chỉ có Chúa Giêsu dạy như thế mà thôi. Lạy Cha chúng con ở trên trời . . .

* Thứ mười : Mình không biết ông Bill Gates có tin Chúa hay không, nhưng có lần người ta hỏi ông về Thiên Chúa , ông nói: Tin Chúa là một lựa chọn khôn ngoan. Mình cho lời phát biểu này là rất hay. Sách Huấn Ca , 2 thế kỷ tCN, cũng có nói như thế này : “ Gốc rễ của sự Khôn Ngoan là kính sợ Đức chúa; cành lá của Khôn Ngoan là cuộc đời trường thọ, là sự trung thành qua muôn thế hệ, là sự công bình khi xét xử. . . “ Sự khôn ngoan quý hơn vàng bạc.

Lời cầu : Xin Chúa ban cho con ơn khôn ngoan để cho con biết kính yêu Chúa. Amen

Linh Mục Phêrô Nguyễn Vân Đông – Gp Kon Tum

WGPKT(28/05/2022) KONTUM