Người Lãnh Đạo (22.02.2020 – Thứ Bảy – Lập Tông Toà Thánh Phêrô)

Lời Chúa: Mt 16, 13-19
Khi Ðức Giêsu đến vùng kế cận thành Xêdarê Philípphê, Người hỏi các môn đệ rằng: “Người ta nói Con Người là ai?” Các ông thưa: “Kẻ thì nói là ông Gioan Tẩy Giả, kẻ thì bảo là ông Êlia, có người lại cho là ông Giêrêmia hay một trong các vị ngôn sứ.” Ðức Giêsu lại hỏi: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?” 16 Ông Simon Phêrô thưa: “Thầy là Ðấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống.” Ðức Giêsu nói với ông: “Này anh Simon con ông Giôna, anh thật là người có phúc, vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy, Ðấng ngự trên trời. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Ðá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. Thầy sẽ trao cho anh chìa khóa Nước Trời: dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy.”

Suy nim:

     Vào lúc thuận tiện, Chúa Giêsu thử các môn đệ của Ngài bằng một câu hỏi quan trọng: Người ta bảo Thầy là ai và anh em bảo Thầy là ai? Ngài được đã công nhận rộng rải trong Israel như là một Đấng quyền năng của Thiên Chúa, thậm chí còn được so sánh với những vị ngôn sứ vĩ đại nhất, Gioan Tẩy Giả, Ê-li-a và Giê-rê-mi-a.

     Phêrô, luôn nhanh chóng đưa ra câu trả lời, đã thưa lên rằng Ngài là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống. Không một thụ tạo nào có thể tiết lộ điều này với Phêrô, mà chỉ có Thiên Chúa.

     Cyril of Alexandria (376-444 sau công nguyên), vị giao phụ của giảo hôi tiên khởi nhận xét về đức tin của Phêrô vào Chúa Giêsu:

     Phêrô không nói “Thầy là Đức Kitô” hay “Con Thiên Chúa” mà là “Đức Kitô, Con Thiên Chúa”. Vì có nhiều kitô [có nghĩa là những người được xức dầu] bởi ân sủng, người đã đạt được cấp bậc nhận nuôi [như là những người con], nhưng [chỉ có] một người về bản chất là Con Thiên Chúa. Vì vậy, bằng cách sử dụng mạo từ xác định, ngài nói, Đức Kitô, Con Thiên Chúa. Và khi gọi Người là Con Thiên Chúa hằng sống, Phêrô chỉ ra rằng chính Đức Kitô là sự sống và cái chết không có quyền gì trên Ngài. Và ngay cả khi xác thịt, trong một thời gian ngắn, yếu đuối và hay chết, tuy nhiên thân xác ấy đã sống lại, vì Lời, Đấng cư ngụ thân xác ấy, không thể bị giam cầm dưới sự ràng buộc của cái chết (Đoạn 190).

    Chúa Giêsu chơi chữ trên tên của Phê-rô, là cái tên có cùng một từ cho chữ “đá” trong cả tiếng Aramaic và tiếng Hy Lạp. Để gọi ai đó là “đá” là một trong những lời khen ngợi tuyệt vời nhất. Các thầy dạy thời cổ đại có một câu nói rằng khi Chúa nhìn thấy Áp-ra-ham, Ngài đã thốt lên: “Ta đã xác định vị trí một tảng đá để thiết lập thế giới trên đó”. Nhờ Áp-ra-ham, Thiên Chúa đã xây dựng một vương quốc cho chính Ngài. Nhờ đức tin, Phê-rô đã hiểu được Chúa Giêsu thực sự là ai. Ngài là tông đồ đầu tiên nhận ra Chúa Giêsu là Đấng được Xức Dầu (Đấng Cứu Thế và Đức Kitô) và là Người Con duy nhất của Thiên Chúa Cha.

     Tân Ước mô tả giáo hội là một ngôi nhà tâm linh hoặc đền thờ với mỗi thành viên được liên đới với nhau như những viên đá sống động (xem 1 Pr 2: 5). Niềm tin vào Chúa Giêsu Kitô làm cho chúng ta trở thành những viên đá hoặc những viên thiêng liêng.

    Sau đó, Chúa Giêsu trao quyền cho Phêrô cai quản giáo hội mà Chúa Giêsu sẽ xây dựng, một giáo hội mà không có thế lực nào chiến thắng được vì nó được thành lập trên tảng đá chính là Đức Kitô.

     Epiphanius, một học giả Kinh Thánh của thế kỷ thứ VI, ngài cũng đã dịch nhiều chú giải của giáo hội tiên khởi từ tiếng Hy Lạp sang tiếng Latin, giải thích ý nghĩa của việc Chúa Giêsu trao lại “chìa khóa thiên đàng”:

      Đối với Đức Kitô, là một tảng đá thì không bao giờ bị lung lay hoặc bị bào mòn. Vì vậy, Phêrô vui mừng nhận được tên của mình từ Đức Kitô để chỉ về sự thành lập và về đức tin không lay chuyển của giáo hội. Sa-tan là cửa dẫn đến cái chết, là kẻ người luôn khuấy động chống lại hội thánh qua những tai họa và cám dỗ và sự bắt bớ. Nhưng đức tin của người tông đồ, được thành lập trên tảng đá của Đức Kitô, luôn luôn vững vàng, không bị đánh bại và không bị lay chuyển. Và chính chìa khóa của nước trời đã được trao lại để vị tông đồ ấy cầm buộc những gì dưới đất thì trên trời cũng bị cầm buộc, và vị tông đồ ấy tháo gỡ những gì dưới đất thì trên trời cũng được tháo gỡ. (Chú Giải Kinh Thánh 28)

     Chúa Giêsu ban cho chúng ta món quà của đức tin không thể lay chuyển, hy vọng vững bền và tình yêu không không thể dập tắt được – ban cho chúng ta và niềm vui mừng lớn lao nhất để công bố Người là Đấng Cứu Chuộc đích thực mang lại cho chúng ta nước thiên đàng bây giờ và mãi mãi.

Bạn nói Ngài là ai đối với chính bản thân bạn và với người bên cạnh bạn?

     “Lạy Chúa Giêsu, con tuyên xưng và tin rằng Ngài là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống. Ngài là Thiên Chúa và là Đấng Cứu Độ của con. Xin hãy làm cho đức tin của con mạnh mẽ như đức tin của Phêrô và cho con sự can đảm để nói về Ngài cho người khác để họ có thể biết Ngài cách cá nhân như là Chúa và vị Cứu Tinh và xin hãy làm triển nở sự hiểu biết về tình yêu vĩ đại của Ngài. “

Người Lãnh Đạo

“Chúa Giêsu đã trả lời: ‘Phúc cho anh, hỡi Si-mon con trai của Giô-na! Không phải phàm nhân mạc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha Thầy. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết, anh là đá, và trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của ” – Mat-thêu 16: 17-18

     Chỉ có Giáo Hội Công Giáo cử hành lễ lập tông tòa. Người Công Giáo chúng ta không cần nhiều lý do cho một bữa tiệc. Ngai tòa đại diện cho quyền lực của Giáo Hoàng và sự hiệp nhất của Giáo Hội. Chúng ta tin rằng Chúa Giêsu đã chọn thánh Phêrô như vị lãnh đạo của Giáo Hội và mong muốn rằng những vị thừa kế Phêrô cũng là lãnh đạo của Giáo Hội. Chúng ta vui mừng trong sự kiên cố này này vì đó là cách Chúa bảo vệ, hướng dẫn và hợp nhất chúng ta.

     Mặc dù Satan là bậc thầy của sự lừa dối và chúng ta dường như quá yếu để đối phó với các cuộc tấn công của chúng, chúng ta vẫn tự tin vì Chúa sẽ cho chúng ta biết phải làm gì. Thiên Chúa biết cách bảo vệ dân Ngài và “không ai cướp được chúng khỏi tay Chúa Cha” (Ga 10, 29).

    Thiên Chúa đã chọn Đức Giáo Hoàng như là công cụ của bảo vệ, hướng dẫn và hiệp nhất của Ngài. Chúng ta tưởng nhớ (hoặc cử hành) việc Chúa quan phòng cho những nhu cầu của Giáo Hội. Để sinh ít lợi cách trọn vẹn từ chương trình của Chúa, chúng ta nên:

  1. cầu nguyện cho Giáo Hoàng hàng ngày,

  2. đọc những gì ngài viết,

  3. nói tốt về ngài nói,

  4. vâng lời ngài.

     Chúng ta hãy quy phục vị đại diện của Chúa và đón nhận ân sủng của Chúa (xem Dt 13:17).

    Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, xin cho con làm theo cách Ngài đã làm.

    Xác Tín: “Anh em hay chăn dắt đàn chiên mà Thiên Chúa đã giao phó cho anh em… Khi vị Mục Tử tối cao xuất hiện, anh em sẽ được lãnh triều thiên vinh hiển không bao giờ hư nát.” 1 Pr 5: 2, 4.

Tác giả: Don Schwager

Chuyển ngữ: Lm. Phaolô Trần Quốc Bảo

Giáo Phận Kontum

WGPKT(21/02/2020) KONTUM