Vị Tử Đạo Người Bélieu Étienne-Théodore Cuénot Thể, Giám Mục Thừa Sai 1802-1861 (6)

 

VỊ TỬ ĐẠO NGƯỜI BÉLIEU ÉTIENNE – THÉODORE CUÉNOT

GIÁM MỤC THỪA SAI

1802 -1861

JEAN THIÉBAUD

1988

 

“Vị Tử Đạo người Bélieu Étienne – Théodore CUENOT Giám Mục Thừa Sai 1802 -1861” (1)

“Vị Tử Đạo người Bélieu Étienne – Théodore CUENOT Giám Mục Thừa Sai 1802 -1861” (2)

“Vị Tử Đạo người Bélieu Étienne – Théodore CUENOT Giám Mục Thừa Sai 1802 -1861” (3)

“Vị Tử Đạo người Bélieu Étienne – Théodore CUENOT Giám Mục Thừa Sai 1802 -1861” (4)

“Vị Tử Đạo người Bélieu Étienne – Théodore CUENOT Giám Mục Thừa Sai 1802 -1861” (5)

 

(tiếp theo 5)

 

MỘT CUỘC KHỞI HÀNH MỚI

 

1841. Hội nghị ở Gò-thị (Bình Định) do Đức Giám Mục Cuenot triệu tập đánh dấu một bước khởi hành mới đối với giáo phận Nam Kỳ. Giám Mục đã lợi dụng một sự ngừng tay trong cuộc bắt đạo: các quan lại tỏ ra tởm lợm để tiếp tục cuộc sát sinh đó. Về phía các thừa sai, họ nhận thấy một sự cởi mở lớn hơn của lương dân đối với đức tin và sự chín chắn nơi người Kytô hữu. Cộng đồng Kytô giáo ở đây đã được rèn luyện bởi mười năm chiến đấu. Và chiến thật của GM Cuenot thật rõ ràng: không rung rẩy ẩn mình nhưng tiến bước không sợ sệt để công khai loan báo đức tin. Mặc dù từ được Ngài sử dụng có vẻ nhập nhằng: “Tinh thần tuyển mộ (Tân Tòng) đã trở nên thói quen của tân tòng đến độ được xem như một điều mà mọi tín hữu phải thực hành nếu muốn đẹp lòng Chúa”. Trong những lần dạy dỗ công khai hoặc riêng tư, giám mục luôn trở về với điểm này. Nhưng ai vì bị tra tấn mà xuất giáo, nếu muốn chuộc lại những yếu đuối của mình, sẽ nhận đưa một vài người lương nhập đạo làm việc đền tội. Mỗi tân tòng “đóng góp” đưa người khác nhập đạo hoặc rửa tội cho các em bé hấp hối chết. Một bằng khen đưa đẩy các họ đạo thi nhau đưa người trở lại đạo. Đức Giám Mục đã xin Tòa Thánh ban cho một ơn đại xá cho ai đã đóng góp đưa người lương trở lại đạo hoặc rửa tội cho mười trẻ em ngáp chết. Mọi phương tiện đã được Ngài vận dụng để tăng trưởng một cộng đồng đang tàn lụi. Đúng ra năm 1841 giáo phận Nam Kỳ bao gồm 80.000 bổn đạo nghĩa là so với năm 1830, đã tăng 15.000 người, chưa kể đã có một số chết trẻ do khí hậu, ôn dịch hoặc tử đạo. Hàng giáo phẩm năm 1841 bao gồm một giám mục đại diện Tông tòa, 7 thừa sai và 30 linh mục bản xứ.

Cái chết của GM Tabert ngày 31.7.1840 đã trao cho GM Cuenot trọng trách của một đại diện Tông Tòa. Để chuẩn bị cho Cộng đồng Gò-thị (Synode = cùng đồng hành), Ngài theo gương một vị giám mục đàn anh, Đức GM Gabriel Dufresse tử đạo bên Trung Quốc năm 1815. Có nhiều điều tương tự trong cách cai quản của hai vị mục tử. Năm 1803, ở Setchoan, Giám Mục Dufresse đã triệu tập hội nghị (14 linh mục) “để quy định những điều chính yếu chung quanh việc ban phát bí tích và cách hành xử của các thừa sai”. Năm 1822, Roma đã khen ngợi hội nghị đó và giới thiệu cho các thừa sai làm theo. Kéo dài các khóa họp là điều rất nguy hiểm, nên hội nghị chỉ đề ra những vấn đề mục vụ cấp bách nhất: các bí tích (ví dụ: phép rửa cho lương dân, việc hứa hôn của trẻ em từ bụng mẹ giữa hai gia đình theo tập tục của người Trung Quốc…), đời sống cá nhân của linh mục (đời sống cầu nguyện, sự dè dặt cần gìn giữ đối với bổn đạo, đặc biệt đối với phụ nữ, phải tính đến cả những nghi ngờ cùng những vu khống được dư luận phổ biến.), việc chấp nhận một con đường trung dung để áp dụng các nguyên tắc luân lý.

GM Cuenot lấy lại lược đồ đó. Đọc lại một vài kết luận của Công Đồng Gò-Thị, quả không phải là không lý thú: chúng định vị cho GM Cuenot trong hoạt động mục vụ của mình vào thời đó:

– Nếu một người lương xin gia nhập đức tin, phải tiếp nhận người ấy một cách nhân hậu, hỏi han về những nguyên nhân đưa tới sự trở lại, thăm dò tâm trạng của đương sự, và nếu xét là thuận lợi, có thể đưa vào số dự tòng, dạy dỗ cho biết đạo lý và đời sống kytô giáo dựa vào những ai có trách nhiệm lo việc ấy. Nhưng đừng làm họ nản chí vì phải chờ đợi quá lâu.

– Có thể cho rửa tội, hoặc các trẻ em đã trưởng thành khi chúng yêu cầu, thậm chí ngay cả khi cha mẹ chống đối, hoặc một người vợ ngoại đạo với điều kiện là bà này có khả năng sống một đời sống Ky-tô giáo với người chồng chưa trở lại và hứa sẽ dạy dỗ con cái theo những nguyên tắc đức tin trong chừng mực đức thận trọng có thể cho phép.

– Nói chung không nên kéo dài thử thách đối với những người dự tòng hơn 40 ngày, sợ họ nản chí và tước đi của họ những ân sủng rất dồi dào của các bí tích. Chỉ có thể kéo dài một năm đối với những người ương ngạnh, vụ lợi, những ai, khi bị bách hại có thể thiếu vững vàng và kiên trì.

– Phải hết sức kín đáo khi nhận rửa tội cho các thanh niên, nhất là khi họ giàu có, và học đạo để lấy vợ đạo. Kinh nghiệm cho thấy là họ không bền đỗ. Do đó cần thử thách lâu hơn. Và nếu đó là những người con cả, có nhiệm vụ lo việc thờ cúng ông bà cùng hương hoa, thì chỉ nên chấp thuận sau khi họ đã từ bỏ các tài sản ấy.

– Trong trường hợp hoài nghi về chủ ý ngay lành của những thanh niên đó, thì tốt hơn cất đi cho người chồng tương lai sự ngăn cản vì lý do khác đạo, nếu có những lý do đầy đủ để làm như vậy, điều mà các bề trên được hỏi ý kiến, sẽ xét liệu.

– Để có thể tạo điều kiện cho một số trẻ em ngoại đạo đang hấp hối chết, được ơn cứu rỗi đông hơn, cần lựa chọn trong mỗi họ đạo những phụ nữ nhân đức biết cách rửa tội và nghệ thuật đỡ đẻ, cho phép họ len lỏi vào trong các gia đình và cũng trong mục đích đó trong các nơi công cộng (bệnh viện) cần có những người nam người nữ được mọi người tin cẩn với tư cách là y sĩ, biết rõ “bệnh” trẻ em.

– Chúng tôi dứt khoát chỉ thị cho tất cả những ai thuộc quyền chúng tôi coi sóc, phải loại trừ khỏi việc tế tự, bất cứ điều gì mang vết tích của bốn con vật dị đoan: rồng, sư tử, rùa và loan phượng được gán cho một quyền phép nào đó, và hình tượng được dùng để trang hoàng chùa chiền và các ngôi mộ tổ tiên.

– Chúng tôi cho rằng mỗi năm vào ngày 2.11 tất cả các linh mục coi sóc các linh hồn nên long trọng dâng một thánh lễ cho các người thuộc Hội Truyền Bá Đức Tin đã qua đời, nếu có thể được.

– Hỏi han những tội nhân tùy nhu cầu, tuổi tác, sự dốt nát, nhút nhát của họ, ân cần nhưng thận trọng thậm chí ngay cả khi họ không có yêu cầu gặp linh mục, cũng đã không sống theo đạo, vì có thể phỏng đoán rằng trong hiểm nguy bị sa hỏa ngục, họ muốn trốn tránh bằng mọi cách.

– Hãy ban những việc đền tội thật sự có khả năng chữa trị ví dụ thăm viếng bệnh nhân, bỏ một chuyến dạo chơi, nhịn một thứ xa xỉ nào như thuốc lá, trầu, ăn chay một ngày nào, đọc một kinh gì tay dang ra theo hình thánh giá, hoặc quỳ gối, đọc đoạn sách nào đó, vv…

– Cố gắng nhận ra những thanh niên sốt sắng, nhân đức và tài năng, có khiếu và ưa thích học hành để tăng thêm số chủng sinh.. .nhưng nên đề phòng những thanh niên tự ý đến xin gia nhập hay bị ngờ vực họ trốn quân địch, công việc nặng nhọc hoặc nếp sống nghèo khổ.

– Cố gắng đòi cho được tiền thách cưới của chàng rể tương lai đối với cha mẹ nhà gái [1] không quá cao. Nếu lấy lễ nặng quá phải hoãn lại ngày cưới đôi khi rất tai hại.

– Cấm các linh mục lo về trồng trọt, săn bắn, tham gia bất cứ trò chơi nào. Tất cả những việc đó không thích hợp với những người có chức thánh. Chúng có thể chi phối công việc của họ và làm cho nhiều người vấp phạm.

– Vì yêu đức nghèo khó, họ phải bằng lòng với cái ăn, cái mặc, và tránh trở nên gánh nặng cho các tín hữu: hãy tha cho họ những gì mà nhu cầu không đòi buộc, tất cả những gì vượt ra ngoài đức tiết độ, hoặc là quà cáp, hoặc là tiệc tùng.

-Trong những lần thăm viếng các xứ đạo, mỗi ngày họ phải tụ tập tín hữu mà dạy dỗ. Hình thức dạy bổn đạo là lợi ích hơn cả cho những đầu óc thất học.

-Buộc không nên làm cớ vấp phạm cho bất cứ ai, họ phải tránh ngay cả hiện tượng điều ác xấu. Trong các lần kinh lý, họ hãy tránh cả sự chào hỏi của phụ nữ, không có chồng cùng đi.

– Mỗi năm họ sẽ báo cáo về sự cai quản của mình bằng cách trả lời các câu hỏi mà Công Đồng Setchoan đã ấn định.

Khi đọc những điều khoản trên, chúng ta hơi ngạc nhiên về tầm quan trọng dành cho kỷ cương bên trong Giáo Họi và hiểu được sự cởi mở mà Công Đồng Vatican II đã đề nghị. Tư duy thần học ở Châu Á rõ là mới mẻ, nhưng phát triển nhanh chóng. Đi xa hơn sự thích nghi, các thần học gia toan nối lại nhịp cầu đối thoại với các tôn giáo ngoài Kytô giáo. Đức Kitô là Trung gian duy nhất nhưng các Kytô hữu phải “lấy làm sung sướng và kính cẩn mà khám phá ra những hạt giống Lời Chúa đang tiềm ẩn trong họ” (Sắc lệnh về hoạt động truyền giáo của Giáo Hội, số 11).

Công Đồng Gò-Thị đã diễn ra mà không có việc gì rắc rối xảy đến, nhờ vào sự ân cần trung thành của các Kytô hữu. “May phước, như Lm Miche, Giám Mục tương lai của Cam-bốt đã viết, là không cần thường xuyên tái diễn lại những chuyện phi thường như vậy, vì chúng ta sẽ không bắt đầu lại mà không hề hấn gì, ngoài một sự quan phòng hết sức đặc biệt”. Một bức thư chung đã được gửi đến cho tất cả các cộng đồng. Ba tháng sau Công Đồng Gò-Thị, vào tháng 8 năm 1841, Đức Giám Mục Cuenot phong Giám Mục cho Lm Đominicô Lefebvre , là Giám Mục phụ tá với quyền kế vị của Ngài.

Năm đó kết thúc mà không gặp nguy hiểm, như bức thư Ngài gửi cho “Bố và cô rất thân yêu” đã là bằng chứng:

“Cuộc bách hại tiếp tục nhưng ít ác liệt hơn thời gian qua. Ở Nam Kỳ chúng con còn 3 vị thừa sai đang ngồi tù, cũng có ba người gia trưởng đang ở tù và trong ngục tối đã 2 năm nay. Người ta đã hơn nghìn lần đề nghị trả tự do cho họ, nếu họ chịu giẫm lên Thập giá nhưng họ đã từ chối và yêu cầu các vua chặt đầu họ hơn: họ không ước mơ điều gì hơn là chết cho Thiên Chúa và Đạo thánh. Những người cha gia đình này, có vợ có con, những người Nam Kỳ này, gần như chưa văn minh, ngày kia chẳng làm cho những người cha gia đình bên Pháp hổ thẹn đó sao, khi những người này ngại ngùng phải chịu đựng một cái gì cho Chúa. Chúng con cũng còn một linh mục và một người cha gia đình khác cũng thuộc đơn vị truyền giáo ở đây đang ngồi tù ở Bắc kỳ, bị bắt năm ngoái cùng với vị thừa sai mà họ đem tới cho chúng con. Họ đau khổ nhiều.. .họ bị án tử hình, nhưng ngày hành quyết được hoãn lại. Có lẽ Bố và cô tưởng rằng con đang rũ tù hoặc đã bị tử đạo cũng nên, nhưng con không xứng đáng lãnh một ân huệ lớn lao như thế. Trước đợt bách hại, chúng con tất cả là mười một thừa sai ở Nam Kỳ; vậy mà tất cả đã đi vào đời sống vĩnh cửu, năm vị bằng tử đạo, bốn qua cái chết, một vị có sống nhưng ở ngoài nước, và còn mỗi một mình con trên chiến trường. Sức khỏe con không tốt lắm, vì con nhiều việc quá, nhưng con rất bằng lòng, và con không đổi vị trí của mình lấy ngai vàng của cả thế giới. Những người ngoại đạo bắt đầu trở lại; con hy v(ng sẽ rửa tội từ bốn đến năm trăm ở đây và các linh mục cũng vậy, ít nhiều gì. Dân ngoại không khó lòng trở lại, dễ hơn là phần lớn các người tội lỗi bên Pháp. Bố và cô đừng quên rằng chúng ta đã hẹn gặp lại nhau ở trên trời. Vĩnh biệt. Cầu cho con”.

Cũng năm ấy, năm 1841, Đức Giám Mục Cuenot gửi đến “Thánh Bộ truyền giáo” một bản phúc trình chi tiết về toàn bộ công cuộc truyền giáo. Đó là cách lối duy nhất để giữ liên lạc với trung tâm Công Giáo, vì không thể đi ra khỏi nước được. Một vài đoạn trích cũng đủ đem lại một cái nhìn tổng quát về trách nhiệm mục vụ của vị Giám Mục:

“Tất cả phần lãnh thổ Nam Kỳ có người công giáo, lại giáp giới với biển, cách nào để có thể tiếp xúc với toàn thể bằng đường biển.

“Miền Trung và miền Bắc Nam Kỳ sẽ chết đói nếu không có sự cứu viện của Nam Kỳ, nước Cam-Bốt, vương quốc Ciampa bao gồm một tỉnh là Bình Thuận, và những dãy núi mà dân cư là những người còn ở tình trạng bản khai. Nước Cam-Bốt, phần thì thuộc nước An-Nam, phần thuộc Xiêm và phần thì thuộc các tướng độc lập. Cũng vậy các dãy núi đầy rừng rú: một phần là của vua Nam Kỳ, còn lại là của các hoàng tử khác nhau.

“Nam Kỳ bao gồm 15 tỉnh. Không có thủ phủ nào trong giáo phận ngoài Huế. Ở miền Tây, địa phận giáp giới với nước Xiêm, về phía này, không có biên giới rõ rệt.

“Số bổn đạo là khoảng 80.000, mà ở Cam-Bốt thì chỉ có 300 mà thôi (trên 8 triệu dân). H( bị bách hại từ năm 1833. Chúng tôi thiếu thầy dạy chữ, và trong số bổn đạo không có ai để lo cho giới trẻ. Cuộc bách hại đã giản tán những người lo cho chúng trước đây.

“Các linh mục bản xứ, khi đi kinh lý thì được bổn đạo nuôi nấng. Nhưng còn về những chỉ tiêu khác họ tự mình trang trải nhờ tiền lễ. Còn các linh mục người Âu, họ sống nhờ trợ cấp mà Hội Thừa Sai Pa-ris gửi cho họ hằng năm.

“Cuộc bắt đạo đã gây tai hại đủ loại. Tuy nhiên máu các tử đạo hình như đã hứa hẹn nhiều mầm giống quý. Nhưng chúng tôi thiếu thợ người Âu và những thầy giảng xứng danh hiệu ấy. Dự án của tôi là thành lập thêm để họ hăng hái lo cho dân ngoại trở lại và dạy các dự tòng. Không phải vì tôi muốn xóa sổ thể chế cũ. Chức năng của những người này (trùm biện) ở trong các xứ đạo, dù ít hữu ích hơn nhưng cũng rất quan trọng để bảo vệ trật tự bên ngoài.

“Thời gian vẫn không làm tôi thay đổi ý kiến về việc phân chia giáo phận làm đôi. Hiện nay thì chưa phải lúc, phần vì chưa có thừa sai người Âu ở miền nam Nam Kỳ, phần thì chiến tranh đang tàn phá ở đó cũng như ở Cam-Bốt.

Từ bảng hoạt động năm 1841, chúng ta hãy ghi lại vài con số:

– 190 người lớn chịu phép rửa tội.

– 355 dự tòng.

– 407 hôn phối.

– 20.000 người xưng tội hằng năm.

 

NHÀ GIÁO DỤC ĐỨC TIN

 

Trong sắc lệnh về nhiệm vụ của các Giám Mục trong Giáo Hội, Công Đồng Vatican II nhấn mạnh về chức năng dạy dỗ mà Giáo Hội chờ đợi nơi họ: “Các Giám Mục phải loan báo cho mọi người biết Tin Mừng của Đức Kitô, một nhiệm vụ trổi vượt trên các chức vụ chính yếu của các Ngài, bằng cách nhờ sức mạnh của Chúa Thánh Thần mời gọi họ chấp nhận đức tin hoặc làm cho họ vững mạnh trong đức tin sống động.” (số 12). Lời lẽ trên tóm gọn sự ưu tiên mà GM Cuenot dành cho mục vụ. “Hãy đi thu nạp những môn đệ” đó là lệnh của Đức Kitô được thánh sử Mat-thêu đặc biệt ghi nhận.

Cho công việc đó, GM Cuenot là một người ngốn việc. Một cộng sự viên của Ngài, Lm Miche, từ nhà tù nơi bị giam giữ đã viết cho Ngài ngày 28.9.1842: “Con van xin Đức Cha, vì lợi ích của công cuộc truyền giáo, Đức Cha hãy bớt thức đêm, và chăm sóc cho sức khỏe của mình một tí, sự cứu rỗi của hàng nghìn linh hồn tùy thuộc vào đó.”

Chúng ta hãy lắng nghe từ miệng vị Giám Mục bí quyết để loan báo đức tin:

“Hãy lo sao cho các vị thừa sai trẻ đừng tưởng tượng là phải hành xử với người Nam Kỳ hoặc với ai khác một cách khô khốc, thiếu tín nhiệm, tự cao tự đại. Làm vậy họ sẽ là những con số không. Xử với người làm sao, người xử với ta làm vậy. Nếu muốn được người Nam Kỳ tín nhiệm thì phải tỏ ra tín nhiệm họ. Nếu muốn được họ quý mến, phải quý mến họ, nếu coi họ như thứ tiện dân, một giới đáng khinh bỉ, thì phải chịu họ ghét bỏ. Ước gì các vị ấy cũng là những con người của Thiên Chúa. Kiến thức quả là tốt thậm chí cần thiết nữa, nhưng trước hết họ cần một lòng nhân đức vững vàng để phục vụ.” (Thư gửi về Hội Thừa Sai Paris)

Bước đầu của việc loan báo đức tin là lớp dự tòng (dự bị tòng giáo). Bản phúc trình năm 1843 cho thấy một tổ chức thích hợp cho một nước có rất ít linh mục thường trú. Thầy giảng được chia thành ba loại. Tại chỗ có “trùm, câu biện” (khoản 2.000). “Họ là những người cha gia đình có chỗ ở ổn định. Chức năng của họ là giữ gìn trật tự, hòa giải khi có tranh chấp, bất đồng, chủ tọa các buổi họp mặt, rửa tội cho trẻ sơ sinh, dự các hôn phối, mời linh mục cho các bệnh nhân nguy ngập”.

Loại thứ hai là các thầy giảng lưu động đã được đào tạo chút đỉnh: họ thường đi theo vị thừa sai, có khả năng dạy dỗ bổn đạo, chuẩn bị cho họ lãnh các bí tích.

Trên hết, có khoản 20 thầy giảng cấp cao (ngày nay người ta sẽ nói là họ có theo học về mục vụ) “đó là những con người chín chắn, quen đốp chát tranh luận với lương dân, có khả năng đào tạo người khác; chính nhờ họ mà phần lớn đức tin tiến bộ”.

Nhiều thầy giảng đã mất mạng vì sự dấn thân truyền bá Lời Chúa.

Để chuẩn bị lãnh nhận phép rửa tội, người dự tòng phải theo dự 40 ngày tĩnh tâm “trong thời gian đó họ không được làm một việc gì đó cả, chỉ nghe giảng, và suốt thời gian tĩnh tâm họ cần được nuôi ăn, cần cất hoặc mướn chòi cho họ ở, vì những nhóm người từ 10 đến 50, nối tiếp nhau không ngừng một phần lớn trong năm”. Các người muốn được rửa tội, thoạt đầu họ học bổn và học kinh. Hai hoặc ba lần trong ngày, thầy giảng hoặc vị linh mục giải thích kinh bổn cho họ, hoặc làm cho họ mộ mến đạo.

“Chưa hết đâu, GM Cuenot nói tiếp: chúng tôi còn phải giúp các Tân Tòng của chúng tôi ra khỏi môi trường và gia đình của mình. Nếu không, thì sẽ đặt họ trước nguy cơ rơi trở lại vào tà giáo. Do đó phải giúp họ đến sống giữa bổn đạo, nghĩa là phải cung cấp cho họ một mái nhà tranh (7 đến 8 F. năm 1841). Chúng tôi đã thấy cần mua lại những khoảng đất trống để tiếp đón những tân tòng nhằm tránh những phiền nhiễu cùng những dị đoan từ phía lương dân”.

Thế đấy, vào thời kỳ loan báo Tin Mừng cho một thế giới hoàn toàn xa lạ với Kitô giáo, (trên 100 người chỉ có một Kytô hữu), đức thận trọng đòi phải có những cù lao sống đạo.

Để lo lường được sự nặng nề quấy nhiễu từ phía môi trường, chúng ta hãy lắng nghe chứng từ của một vị thừa sai, LM Galy, bị giam ở Huế (tháng 12 năm 1841).

“Những người đứng đầu làng, xóm, lại bêu rêu tôi như một con thú lạ, để cho người đến xem chửi bới tôi, nhăn nhó nhìn tôi.. .Tôi là một thứ đồ vật kỳ quái không hơn không kém, gây sợ hãi. Tôi chỉ cần bước tới cửa, dù chẳng ngước mắt lên, họ đùn đẩy nhau chạy ra ngoài đường, nhanh nhẹn như thể mà đuổi họ. Tôi đã thấy những phụ nữ khi trông thấy tôi, họ chạy trốn sau lưng binh lính la hét sợ hãi, người ta đã gây một nỗi kinh hoàng nơi lương dân đối với những “người Da-tô” tội nghiệp.

Những người canh ngục tống tiền tôi, lúc nào cũng tiền. Nhưng tôi không có.

– “Ông là người có đạo, ông muốn bao nhiêu tiền chẳng có, vì người có đạo yêu thương, giúp đỡ và đùm bọc nhau.”

Để có được tình trạng của giáo đoàn mới chớm này, hạt cải vừa gieo, phải liên tưởng đến những giáo đoàn tiên khởi trong thế giới La-Mã, nơi mà nhiều nghành nghề không thích hợp nếu muốn trung thành với đức tin Kytô giáo: “Rất có thể là dấu Thánh Giá, ghi nhanh trên trán, trên ngực và hai tay, ngoài cử chỉ phụng vụ, còn là một phương tiện để nhận ra nhau”[2]

Ở Nam Kỳ mỗi năm người ta rửa tội cho từ 1.000 đến 1.500 người lớn (trước 1840 thì chưa đầy 100 mỗi năm) và đó là những ơn trở lại nghiêm túc vì lúc ấy là việc làm hết sức nguy hiểm: thường các thầy giảng mang những vết tích bị tra tấn.

Các bản phúc trình của GM Cuenot về việc sử dụng tiền bạc cũng cho thấy một cơ chế chung cho các giáo đoàn Á Châu: việc chuộc các nô lệ và các viện mồ côi. Đó là một yêu cầu của Tin Mừng là Tin Mừng của Tình Yêu Thiên Chúa trước hết được bày tỏ cho những người nghèo nhất.

GM Cuenot và GM Forbin-Janson thư từ cho nhau. Năm 1837 Giám Mục tỉnh Nancy này do loạn lạc năm 1830 đã phải rời khỏi Nancy, đi truyền giáo ở Bắc Mỹ và đã biết được một tệ đoan thời đó: tội giết trẻ em. Ở Trung Quốc đặc biệt, sự kiện đó rất phổ biến năm 1775 đến độ Lm Moye (người Lorraine) thuộc Hội Thừa Sai đã phải thành lập ở Setchoan “Hội các Thiên Thần” để rửa tội cho các em bé đang ngáp chết. Năm 1843, GM Forbin-Janson rửa tội cho trẻ em bị bỏ rơi. Đi xa hơn, Hội này mời gọi trẻ em Kytô giáo trở thành tông đồ của trẻ em các nước ngoại giáo. Hội rất phồn thịnh mang tên là “Tuổi thơ thừa sai”.

Chúng ta hãy để cho GM Cuenot nói lên trong giáo phận của Ngài ra sao, năm 1845. Hội này cũng có ở Nam Kỳ, thậm chí có cả những vị tử đạo, trước khi ra đời ở bên Âu:

“Tôi vừa nói là tôi không muốn bỏ ra những khoản tiền lớn để chuộc trẻ em. Nhưng đừng nghĩ là tôi bỏ qua công việc đó. Không đâu! Thậm chí còn coi như là quá quan trọng và tôi quyết tâm không bỏ qua điều gì để xúc tiến. Nhưng trong lúc chờ đợi số trẻ được chuộc chưa thể đông được, hoặc do thiếu cơ sở để tiếp nhận chúng hoặc vì khó khăn để gửi chúng đàng hoàng trong các gia đình công giáo. Cuộc khủng hoảng đã lật ngược dự án của tôi liên quan đến các viện mồ côi. Thay vì có thể tăng thêm con số các viện mồ côi, tôi buộc phải giải tán các em gái mồ côi, được tập trung lại ở Gò-Tliị…

Phí tổn để nuôi dưỡng 30 em gái mồ côi sẽ mất khoản 100 đồng. Tuổi của chúng là 14,15,16 tuổi. Mua chúng không tốn kém bao nhiêu. Nếu trẻ chỉ mới 5 tuổi thì mất quá lắm, 2 đồng. Nếu là 10 hoặc 12 tuổi có thể lên 3 hoặc 4 đồng, nhất là nếu đó là bé trai.Đối với vài đứa trong số trẻ mồ côi, thì không mất đồng nào. Chỉ cần lãnh chúng về. Bé sơ sinh, hoặc 1-2 tuổi thường bị cha mẹ đem đi cho. Chúng tôi có một loại trẻ mồ côi ưu tiên cần được chăm sóc, đó là trẻ công giáo mà cái chết của cha mẹ hoặc những lý do nào khác bị bỏ rơi hoàn toàn …” (Sự lượng giá một đứa trẻ bằng tiền không nên làm chúng ta ngạc nhiên: chúng ta hãy nhớ rằng bên Trung Quốc, thế kỷ trước, cha mẹ còn dẫn con cái họ tuổi 10-12 (mang một tấm biển ghi giá bán) ra bán ở chợ.

Một ưu tư khác: những người nô lệ trẻ.

“Tôi ghi việc chuộc lại con cái của những tín hữu, bị bắt để trừ nợ trong một cột chi tiêu khác. Tôi có khoản 2.000 Kytô hữu, Đức Cha Lefebvre viết (Đồng bằng Nam Kỳ) ở trong tình trạng đáng thương đó. Thậm chí họ phải ở như vậy suốt đời. Mỗi năm họ chỉ có thể trả tiền lời, vốn lẫn còn nguyên. Những người tín hữu tội nghiệp ấy mất cả đạo, bản thân họ và cả người thân của họ nữa”.

Một cộng sự viên của GM Cuenot, Lm Miche, mô tả tình trạng của các viện mồ côi trong giáo phận, năm 1845 như sau:

“Nhiều ngôi nhà đã được dựng lên trong mục đích đó và chứa đầy những trẻ vô tội, chúng tìm thấy ở đó, ngoài những trợ giúp cần thiết cho cuộc sống, ân huệ của phép rửa tội, và một nền giáo dục vững chắc sẽ làm cho chúng nhận ra một ngày nào rằng Chúa Quan Phòng đã giật chúng ra khỏi lòng một người mẹ trái luân thường để đặt chúng vào trong vòng tay của một người cha nuôi, dù không bỏ qua những nhu cầu của thể xác, muốn trước hết biến chúng thành những đứa con của Chúa. Hiện nay Đức Cha đang tìm phương tiện dựng lên những bến bình yên thế đó ngay tại nơi trẻ được tiếp nhận.” Hiện nay 1846, Giám Mục Cuenot viết thư cho Hội Đồng Tư Vấn của Thánh Bộ Đức Tin để xin lỗi về những khoản chi hơi quá nặng:

“Tôi được danh dự gửi về Thánh Bộ sổ sách của năm 1846. “Tiền chi” vượt xa “Tiền thu”. Thế mà chúng tôi chưa xoa dịu được bao nhiêu cả, những lần than khốn đốn và đáp lại mọi nhu cầu. Biết bao nhiêu điều thiện chúng tôi buộc phải bỏ qua vì sợ là đè nặng trên cán cân chi tiêu.Tôi sẽ không có lòng biết ơn nếu không nhận ra sự ưu ái của quý vị đối với Hội và vừa Nước Nam Kỳ đặc biệt. Về phía mình tôi sẽ làm hết sức để không trở nên bất xứng…”

Bản văn của Vatican II đầu chương mời gọi các Giám Mục “làm cho những người đã chịu phép rửa vững mạnh trong đức tin sống động”. Ròng rã trong lịch sử, nền văn hóa Kytô giáo luôn luôn đề ra những sáng kiến mới. Ngày nay nó được tiếp nối bằng “sự huấn luyện thường trực”, được đề nghị cho các Kytô hữu. Chúng ta hãy lưu lại hai điểm trong đó GM Cuenot không ngừng chú ý đến và lưu ý các linh mục.

SÁCH BÁO

Giám Mục dành một phần lớn thời giờ để dịch sách ra tiếng Việt và luôn có bên cạnh mình một linh mục bản xứ để kiểm tra bản dịch. Không ngừng, Ngài xin Paris gửi sách báo cho Ngài:

“Bổn đạo của chúng tôi gần như mất tất cả vật dụng tôn giáo. Cũng vậy, các linh mục đã mất đồ đoàn của mình, chỉ có sách là không mất nhưng mau hư hỏng” (1843)

Cũng năm đó, GM Cuenot đã chi hết một phần sáu tiền trợ cấp hàng năm (4.000 F trên 25.000). Ngài xin phép Thánh Bộ cho tái bản những sách hữu ích: các sách Tin Mừng, Gương Chúa Giêsu, một cuốn tóm lượt Kinh Thánh…cũng cần đến những sách chữ nho được gạn lọc:

“Còn sách chữ nho, cũng là một nhu cầu tái bản vì những người trẻ đến trường đều học chữ nho trong những cuốn sách bằng chữ nho. Trẻ công giáo cần đến những cuốn sách chữ nho được gạn lọc khỏi mê tín dị đoan”.

Còn đối với các linh mục, hằng năm Ngài gửi đến tất cả một chương trình thần học và mục vụ, mà họ phải gửi trả lại các câu giải đáp. Bài vở do Ngài chấm để duy trì giữa các linh mục với nhau sự thống nhất trong áp dụng và kỷ luật.

CÁC TRƯỜNG HỌC

Các trường học khá nhiều trước năm 1838 bị cuộc bách hại giải tán. Năm 1843, vị Giám Mục âu lo mang nặng sự dốt nát của dân Ngài bây giờ bị phó nộp cho giai cấp các nhà nho:

“Tôi đã nói đến các thanh niên nghèo, cần phải nuôi nấng trong thời gian học giáo lý và thậm chí tôi nghĩ, cả thời tiểu học nữa. Trước cuộc bách hại có những người thiện chí đã thay thế thầy cô giáo đối với họ. Nhưng công việc đó đã bị hoàn toàn bỏ bê và số cha mẹ rất lớn, hoặc vì chểnh mảng, hoặc vì quá nghèo, hoặc vì sợ bị bách hại, đã để cho con cái mình chết gí trong vòng dốt nát. Thuốc chữa sẽ phải là dạy dỗ họ hoặc nhờ thầy dạy họ. Nhưng công việc sẽ tốn kém nhiều.Trong mọi thời, nhu cầu về thầy dạy đều khẩn thiết trên mảnh đất truyền giáo này cũng đã có rồi đó, nhưng còn quá ít. Điều đó là do cha mẹ quá nghèo không thể đóng góp đủ để thuê một thầy giáo, dù với một đồng lương thật khiêm tốn, 70F cũng đủ trong đất nước này”.

Năm 1848, Ngài xin trợ cấp hằng năm 1.000 F đã thành lập một trường nhằm đào tạo “giáo viên”.

“Không có nước nào mà nhu cầu về thầy giáo lại lớn như ở Nam Kỳ. Tìm được cho 10 đến 15 xứ đạo một thầy giáo cho một trường công giáo đã là tốt còn những thầy được theo học trong các trường lương giáo với những cuốn sách đầy mê tín dị đoan và những điều tục tĩu thì không thể dạy trẻ theo lẽ được”.

Để bù vào sự thiếu sót đó, GM Cuenot yêu cầu mỗi linh mục giữ bên cạnh mình 3 đến 4 học sinh, nhất là trong hy vọng đào tạo thành thầy giảng và linh mục ít nhất một trong những trường tí hon đó năm 1854, được coi như là một thành công, đó là công trình của Lm Sohier:

“ Nơi mà cách đây bốn năm, Đức Cha đã gặp Lm Sohier chôn mình trong một góc với 2-3 học sinh, bây giờ một nhà trường được dựng lên không trường nào sánh bì kịp, trong các nước truyền giáo khác. Nơi đó đã đào tạo được linh mục và trong số 40 hoặc 50 học sinh, hiện nay có khoản 10 giáo sĩ”.

Rồi đây chúng ta sẽ thấy trường Pinăng là nơi ẩn trú bình an quý hóa, nơi mà GM Cuenot gửi “học sinh” của mình đến để thoát khỏi cơn bách hại và sau khi đã được chuẩn bị kỹ càng họ sẽ đón nhận chức linh mục.

Đối diện với sự ưu tiên dành cho công cuộc phúc âm hóa, chúng ta không lấy làm lạ khi thấy GM Cuenot xin miễn chay cho các thừa sai, ngay từ năm 1840:

“Trong những lúc ngừng tay mà cơn bắt đạo chừa lại cho chúng tôi, các thừa sai phải giảng đạo, dạy giáo lý, ngồi tòa mỗi ngày từ sáng đến chiều. Nếu phải ăn chay, họ sẽ rất khó lòng kham nổi công việc đó nhiều ngày liền mà không mắc phải những bệnh nặng, có hại cho các linh hồn và cho công cuộc truyền giáo.”

Việc loan báo đức tin đã là một hình thức tiết chế cho tất cả các người thợ làm việc tông đồ rồi.

________________________

[1] Chi tiết này không sát với phong tục Việt-Nam. “Chính nhà trai hỏi nhà gái thách cưới những lễ vật nào. Nhà trai liệu lo nỗi thì mới chọn ngày cưới, nếu nhà gái lấy lễ nặng quá, nhà trai xin bớt đi ít nhiều nhà gái không nghe, thì có khi hoãn việc lại”. Trong “phong tục Việt-Nam của Phan-Kế- Bính, trg 51.

[2] Daniel Rops “Giáo Hội các Tông Đồ và các vị Tử đạo” trang 230

 

(còn tiếp)

GPKONTUM (08/11/2024) KONTUM