Đức Cha Lambert De la Motte Với Giáo Hội Đông Á và Hội Dòng MTG Việt Nam

ĐỨC CHA PHÊRÔ MARIA LAMBERT DE LA MOTTE VỚI GIÁO HỘI ĐÔNG Á
ĐẶC BIỆT VỚI GIÁO HỘI VÀ DÒNG MẾN THÁNH GIÁ VIỆT NAM

                        
                                                                                                  ————

I. VÀI DÒNG TIỂU SỬ:

     Đức Cha Phêrô Maria Lambert de la Motte sinh ngày 16.01.1624 tại  Lisieux, vùng Nomandie, miền Nam nước Pháp thuộc dòng dõi quý tộc, gia đình đạo đức, thân phụ làm thẩm phán. Ngoài xuất thân trọng sư.

     Thời thanh xuân nhờ giáo dục gia đình, Ngài sớm thấm nhuần nền tu đức dựa trên sách Cương Phước: sống kỷ cương, nhiệm nhặt, yêu thích trầm lặng, cầu nguyện. Lúc lên 9 tuổi đã cảm nếm thấm thía tình yêu Chúa Giêsu khổ nạn. Tình yêu đó thôi thúc Ngài có một ước mơ – Và ước mơ đó mãnh liệt khi Ngài tĩnh tâm 40 ngày tại Juthin ( nơi trú ẩn các nhà truyền giáo thế kỉ 17) trong ý chí muốn thành lập một Hội Dòng tông đồ gồm những người yêu mến Chúa Giêsu Chịu-Đóng-Đinh.

Ngài mất tại Juthin ngày 15.06.1679 sau một cuộc đời thừa sai ngắn ngủi đầy gian khổ. Ngài đã để lại cho Giáo Hội Đông Á nhất là Giáo Hội và Dòng Mến Thánh Gíá một dự nghiệp đáng kể.

II. SỰ NGHIỆP THỪA SAI QUA ĐỨC CHA LAMBERT:

      Từ tuổi thanh xuân, lúc cha Lambert ……. nhiệt thành tham gia các  sinh hoạt xã hội và Giáo Hội tại vùng Nomandie, nhất là tham gia và tổ chức các tuần tĩnh tâm cho linh mục. Lúc làm linh mục, Ngài mở chủng viện. kinh nghiệm đời hoạt động tông đồ giáo dân khiến Ngài thao thức đi truyền giáo. Ngài gia nhập nhóm Bạn Hiền với khuynh hướng truyền giáo.

  1. Đáng kể là Ngài đã vận động thành công cho công cuộc truyền giáo Đông Á nhờ khả năng thuyết phục và tinh thần khiêm tốn ( gặp Đức Ông Albariei, Tổng Thư Ký Thánh Bộ Truyền Giáo), khó nghèo (dâng tài sản cho công cuộc truyền giáo). Ngài đã cùng Đức cha V. Fallu lập Hội Thừa Sai Foris.
  2. Tổ chức Công Đồng.

a.Công  Đồng Juthia. Ngài đã có thói quen cầu nguyện và lấy ý kiến chung trước khi bắt tay vào một lãnh vực hoạt động mới. Đó là cuộc tĩnh tâm 3 ngày sau khi Đức Cha  F. Pallu vừa tới Juthia (1664) và họp Công Đồng Juthia. Các thành viên gồm  2  Đức Cha, hai cha thừa  sai và hai giáo dân tông đồ. Đức Cha Lambart đã cùng Công  Đồng suy nghĩ và tìm hướng  mục vục cho cấc thừa sai và Linh mục địa phương.

Kết quả là Công  Đồng thông qua dự án Dòng Nhất  Mến Thánh Giá, lập chủng viện Thánh  Giuse  tại  Juthia, chung cho cả vùng Đông Á, soạn thảo một huấn thị gởi tới các thừa sai, gọi là huấn thị Juthia. Huấn  thị gồm 10 chương. Trong đó có phần nhằm hướng dẫn các thừa sai cải tổ đời sống dễ dãi, đào sâu đời nội tâm, thấu triệt phương pháp thừa sai, tổ chức nội bộ giáo xứ, đặc biệt đề nghị một nền tu đức cho linh mục, tập trung vào Chúa Giêsu. Huấn thị viết :

          “ Mỗi ngày Chúa Kitô sẽ tự hiến tế mình làm của lễ toàn thiêu đẹp lòng Chúa Cha

          toàn năng trong tay các Ngài. Vậy các Ngài cũng phải muốn tận hiến mình làm

          của lễ hy sinh thơm tho để tôn vinh Thiên Chúa và cứu rỗi các linh hồn trong sự 

          kết hợp trọn vẹn và hài hòa ý chí của mình với ý chí của Chúa Kitô” (x.Tsử 8).

Tinh thần huấn thị đã được Đức Cha ứng dụng cách linh động và sáng tạo vào hoàn cảnh thực tế của Giáo Hội Việt Nam : Đàng Ngoài và Đàng Trong qua hai Công  Đồng địa phương – Phố Hiến (1670) và Hội An (1672).

b. Công Đồng Phố Hiến (1670).

      Tại Công Đồng này, ngoài việc phổ biến Công  Đồng  Juthia, quyết định của Tòa Thánh  về trách nhiệm  của các Giám Mục Đại Diện Tông Tòa, ngài còn có hướng tổ chức và đã tổ chức các mặt sinh hoạt cho  Giáo hội tại đây, như : phong chức cho linh mục, khuyến khích nuôi dưỡng mầm non ơn gọi linh mục ; cải tổ Hội Thầy Giảng ; lập quy chế “ Nhà Đức Chúa Trời  ( một hình thức sinh hoạt của Dòng Ba Mến Thánh Giá); lập ban Quý chức.

c. Công Đồng Hội An (1672).

          Tại Công Đồng  Hội An, Đức Cha cho phổ biến nghị quyết của Công  Đồng  Phố Hiến và trách nhiệm của các vị Đại Diện Tông Tòa.

          Tinh thần Công  Đồng  Juthia, Phố Hiến và Hội  An đã nói lên ảnh hưởng  của Đức Cha  Lambart  bao  trùm  trên  Giáo Hội Đông Á về tổ chức. Đặc biệt Công Đồng  Juthia đã đúc kết thành một huấn thị (căn bản) then chốt dùng làm kim chỉ nam cho đời sống và hoạt động của Giáo Hội Đông  Á hơn ba thế kỷ qua.

  • Lập hàng giáo sĩ địa phương:

 – Lập chủng viện. Sau Cộng Đồng Juthi, Ngài bắt tay vào việc ngay. Việc đầu tiên là lập chủng viện Thánh Giuse tại Juthia, chung cho vùng truyền giáo Đông Á nhằm đào tạo linh mục địa phương.

– Phong chức linh mục.

           Tại Juthin Thái Lan (1668), Ngài đã phong chức (linh mục) cho 4 linh mục Việt Nam đầu tiên: 02 Đàng Ngoài và 02 Đàng Trong. Bốn vị này đã được Ngài gọi đến chúng viện Thánh Giuse để huấn luyện từ năm 1666 (x. 2Tmv).

           + Tại Đàng Ngoài (1670) khi Ngài đi kinh lý thay cho Đức Cha F.Palln, việc đầu tiên là mở Cộng Đồng. Khai mạc Cộng Đồng, Ngài Phong chức cho 07 thầy giảng của các Cha Dòng Tên , được cha F. Deydier huấn luyện đặc biệt từ năm 1660. Và phong các chức nhỏ cho 48 thầy. Lễ phong chức tổ chức trên thuyền. Chủng viện đầu tiên của Việt Nam là chiếc thuyền của một thầy giãng, bồng bền trên sông Hồng Hà. Ngày đến, khi tờ mờ sáng, các Thầy đổ bộ lên làm thợ hồ xây nhà thương điếm (thật ra đó là nhà của cha F. Deydier) Đêm về khi trời nhá nhem tối, không ai để ý, các thầy rút xuống thuyền, ra khơi họa tập.

            + Ngài yêu thương nâng đỡ và tín nhiệm các linh mục địa phương, như con đầu lòng của người trong Giáo Hội Việt Nam bằng những hoạt động cụ thể:

           + Khuyến khích các linh mục nuôi dưỡng ơn gọi linh mục tương lai bằng các nuôi dạy thiếu niên, em nào có đạo đức, có  khả năng xứng hợp thì cho vào chuẩn viện để được huyến luyện làm linh mục. Truyền thống Linh Tông tốt lành xuất phát từ đó.

            + Bài tổ Hội Thầy Giảng – đã có từ thời cha Đắc Lộ lập ra để giúp các cha Dòng Tên, tại Đàng Ngoài (1630), Đàng Trong (1643) lập thành Hội Nhà Đức Chúa Trời với những quy chế rõ ràng, nhằm hướng các sinh hoạt của Hội vào việc cộng tát với giáo sĩ triều. Hội Thầy Giảng là vườn ươm linh mục cho Giáo Hội. Nay Hội Nhà Đức Chúa Trời gồm cả cộng đoàn nhà xứ: Cha xứ, Phó tế, Thầy giảng, các ông câu, biện, bỏ, … Tất cả những ni phục vụ toàn thời gian trong Nhà Chúa. Họ có đời sống chung, có một quỷ chung. Đức cha Lambert cũng cố và lập thành quy chế cho Giáo Hội Đàng Ngoài vững mạnh đến hôm nay. Đó cũng là hình thức sinh hoạt của Dòng Ba Mến Thánh Giá.

         + Chính thức lập Ban quý chua năm 1670 gồm ông Trùm, Câu, Biện,… Là những giáo dân nhiệt thành, mẫu mực để cộng tát với các Ngài trong việc mục vụ và điều khiển giáo xứ không linh mục. Ban quý chúa là tiền thân của Hội Đồng Giáo Xứ sau Cộng Đồng Vatican II (x.LĐLB 30b,p.71-72).

  • Linh Đạo Lâm Bích\

Đó là cách hiểu và sống Phúc Âm theo quan niệm của Đức cha Lambert. Đó cũng là con đường thiên liên Ngài đã đi suốt cuộc hành trình dương thế và để lại cho con cái mình là nữ tu Mến Thánh Giá.

Linh Đạo Lâm Bích tập trung cái nhìn vào con tim và Đức Giêsu Kitô chịu -Đóng-Đinh và mầu nhiệm Thập Giá Cứu Độ của Người, nên cũng gọi là Linh Đạo Mến Thánh Giá (x. LĐLB 2; 23; 24; 29; 32). Có ba chiều kích : Chiêm niệm, khổ chế và tông đồ.

– Về chiêm niệm, Đức Cha Lambert sống và dạy con cái mình không dừng lại ở suy niệm của trí tuệ hay mức độ cảm ái của con tim mà phải đạt đến cái nhẫn chiêm niệm, thực tiễn, nhằm chiêm ngắm Chúa kitô Chịu-Đóng-Đinh, đối tượng duy nhất của mình, nhận ra tình yêu và chương trình cứu độ của Thiên Chúa tỏ lộ nơi  mầu nhiệm thập giá và nghe được lời mời gọi sai đi đưa các linh hồn về với người bằng những việc làm cụ thể như Luật tiên khởi và Hiến Chương dạy (x. LĐLB 24;   LtK II; Bts III,1.2; HC 3).

– Tinh thần khổ chế Lâm Bích xuất phát từ truyền thống gia đình đạo đức thế kỷ 17, ảnh hưởng học đường, nơi cha linh hướng, Tất cả đều tạo cho mình nếp sống kỷ cương nhiệm nhặt, bản tính Ngài là thích sống khiêm nhượng, nghèo khó, vui chịu sỉ nhục, nhắm luyện ý chí, tinh thần tự chủ, đức quên mình.

Sau kinh nghiệm nhận được trong cuộc tĩnh tâm 40 ngày, khổ chế đối với Ngài là cách biểu lộ tình yêu dành cho Đức Kitô Chịu-Đóng-Đinh, để tỏ lòng yêu mến, bắt chước nên giống và sống kết hiệp với Người bằng tâm tình thờ phượng  chúa cha và hướng tới việc cởi rối tha nhân.

Nữ tu Mến Thánh Giá sống tinh thần khổ chế theo Đức Cha Lambẻt là thực hiện những đòi hỏi thường ngày của cuộc hoán cải theo Phúc âm. Đòi hỏi đó xuất phát từ tình yêu có khả năng mở rộng con tim cho những thao thức tông đồ hướng về phần rỗi tha nhân. Do đó, bỏ qua những phương tiện khổ chế quá thời của thế kỷ 17, tinh thần khổ chế của Đức Cha Lambert để lại cho con cái phù hợp với Phúc âm và giáo huấn của Công Đồng Vatican II.

– Tinh thần tông đồ Lâm Bích cũng do tình yêu dành cho Đức Kitô Chịu Đóng Đinh thúc bách Ngài. Ngài là khuôn mặt tiêu biểu cho tông đồ nhiệt thành, sống chết cho ơn gọi thừa sai và có ý niệm cao về đời sống người tông đồ.

Theo ý Đức Cha Lambetr, người nữ tu Mến Thánh Giá làm tông đồ là tiếp nối và hoàn tất sứ mạng cứu thế của Đức Kitô bằng hy sinh, chuyển cầu và bằng các việc làm cụ thể theo Hiến Chương (x. HC 3 ;90 ; 91 ; 95 ; 96).

Tóm lại, ba chiều kích chiêm niệm, khổ chế và tông đồ phù hợp với ý hướng Công Đồng Vatican II : Chiêm niệm dẫn tới khổ chế và tông đồ. Khổ chế là một đòi hỏi thực tiễn của đời chiêm niệm. Khổ chế và cầu nguyện là điều kiện và phương tiện tông đồ. Cả ba chiều kích đó của Linh Đạo Lâm Bích được thống nhất bởi yếu tố căn bản là tình yêu phi thường dành riêng cho Đức Kitô Chịu Đóng Đinh(x. Btx I,1) Tất cả ba đều nhằm biểu lộ tình yêu thực tiễn đối với Thánh Giá Con Thiên Chúa. Nói theo kiểu Thánh Phaolô : Chiêm niệm, khổ chế, tông đồ đều được thôi thúc bởi tình yêu Chúa Kitô (x. 20r 5,14 ; Ltk I,6).

  • Phương pháp thừa sai Lâm Bích.

– Nơi tinh thần thừa sai của Đức Cha Lambert theo sát tinh thần Phúc Âm : Đó là tinh thần vâng phục Tòa Thánh, theo đúng chỉ thị Thánh Bộ Truyền giáo (1659), không dựa vào thế quyền, không xuất hiện như nhân vật quan trọng mà giữ thái độ khiêm tốn, khó nghèo, kính trọng và sẵn sàng phục vụ. Chính sự thánh thiện của các thừa tác viên và cộng đồng tín hữu sẽ có ảnh hưởng tốt và thu hút lương dân.

– Trong công cuộc xây dựng Giáo Hội tại Việt Nam và Đông Á, Đức Cha Lambert là người tỏ ra có óc thực tiễn và kiến hiệu với bốn đặc điểm nổi bật : tinh thần cộng đoàn, tinh thần đồng trách nhiệm, tinh thần hiệp nhất, khã năng thích ứng.

Đức Cha Lambert với phương pháp thừa sai của ngài, đã đổi mới bộ mặt Giáo Hội Châu Á theo cấu phẩm trật tông đồ, như Chúa Giêsu muốn để các thành phần Dân Chúa hiệp nhất xây dựng Nhiệm Thể cách vững chắc qua các biến cố thăng trầm của lịch sử (x. LĐLB 30)

  • Thành Lập Dòng Mến Thánh Giá.

Nói đến sinh hoạt Giáo Hội Việt Nam mà không nói đến Dòng Mến Thánh Giá là một thiếu sót vì Dòng Mến Thánh Giá gắn bó với Giáo Hội trong mọi sinh hoạt qua các biến cố thăng trầm của lịch sử.

  1. Nguồn gốc và mục đích.

– Nguồn gốc :

. Thần linh : Đức Cha Lambart có một tình yêu phi thường dành riêng cho Đức kitô Chịu Đóng Đinh. Khởi đầu là ánh sáng nhận được lúc 9 tuổi ở Lisieux, đến cuộc hành hương bên mồ hai thánh Francois de Sales và Jeanne Francois de chantal tại Annecy, nhất là sau cuộc tĩnh tâm 40 ngày ở Juthia, Ngài được ơn soi sáng gần như thúc bách phải thành lập một hội dòng  tông đồ mang tên Hội Dòng Mến Thánh Giá.

. Dân tộc : Dòng Mến Thánh Giá xuất phát từ giới phụ nữ Việt Nam do ba thanh nữ tự nguyện sống chung luyện tập nhân đức (1640), được các cha Dòng Tên hướng dẫn sống đời độc thân vì Nước Trời và sống nghèo Phúc Âm. Năm 1666 các chị được cha Francois Deydler hướng dẫn và năm 1670, ngài giới thiệu các chị cho Đức Cha Lambart, lúc đó khoảng 30 chị. Sau khi tìm hiểu các chị, Đức Cha cho hai chị Anê và Paula tuyên khấn ngày 19.02.1670  tại Kiên Lao.

– Mục đích và sứ mạng.

Mục đích và sứ mạng của Dòng Mến Thánh Giá là hằng ngày suy gẫm sự thương khó Chúa Giêsu để hiểu biết, yêu mến Người và thi hành sứ mạng chuyển cầu lương dân và tín hữu xa lìa Chúa, đồng thời có bổn phận phục vụ ưu tiên giới nữ và giới trẻ trong các lĩnh vực : văn hóa, y tế, xã hội, luân lý, đức tin…

Là một Hội Dòng tự bản chất là thừa sai trong ý định của Đức Cha Lambert, đời của người nữ tu Mến Thánh Giá được hiến dâng ưu tiên cho công cuộc Phúc Âm hóa môi trường sống của mình  (x. HC 3 ;90 ; 95 ; 96).

b. Thành lập.

– Dòng Nhất Mến Thánh Giá :

  Đoàng  Ngoài : Ngài đã chấp nhận sự thất bại trong dự án Dòng  Nhất Mến Thánh Giá trong tâm tình vâng phục con thảo, đồng thời Ngài luôn quan tâm tìm ứng viên cho Dòng Nhì, tức là Dòng  Nữ Mến Thánh Giá. Trong dịp kinh lý vùng truyền giáo Đoàng Ngoài thay Đức Cha F. Pallu (từ 30.8.1669 đến 14.3.1670). Ngài đã chính thức nhận lời khấn của hai nữ tu tiên khởi ngày 19.02.1670 (ngày Lễ Tro) do Cha Deydiar hướng dẫn từ trước. Ngài trao cho các chị bản luật tiên khởi.

  Đàng Trong : Cuối tháng 8.1671 đến hạ tuần tháng 3.1672, Đức Cha đi kinh lý miền truyền giáo Đàng Trong  của Ngài. Ngài lập Dòng Mến Thánh Giá tại An Chỉ (Quảng Ngãi) vào cuối năm 1672.

Cuối năm 1672, Ngài trở về Thái Lan và lập Dòng Mến Thánh Giá cho thanh nữ Việt kiều Đàng Trong tại đó, với bản luật như đã trao cho các chị Mến Thánh Giá tại Đàng Ngoài và Đàng Trong Việt Nam.

          Cuối năm 1675, ngài trở lại kinh lý Đàng Trong lần II, cho các chị An Chỉ khấn và lập thêm mấy cộng đoàn mới. Ngài cũng lập Dòng Ba Mến Thánh Giá ( 1670) để yểm trợ cho các Linh mục bằng đời cầu nguyện, hy sinh và việc làm (x, Tsử 10;LĐLB 90b).

c. Sinh hoạt.

Theo tinh thần Đấng Sáng Lập được ghi trong luật tiên khởi (1668). Chị em phục vụ ưu tiên giới nữ và giới trẻ. Rửa tội cho trẻ em lâm cơn nguy tử, phục hồi phụ nữ hoàn lương. Phương hướng phục vụ tùy hoàn cảnh cho phép, khi thì chăn tằm ươm tơ, dệt vải, dạy thêu may, làm bông, khi len lõi vào thôn xóm chữa bệnh, phát thuốc…hoặc chị em dạy học, làm y tá, chăm sóc cô nhi, quả phụ…

          Sau 1975, trong bầu khí mới, chị em lao lạch làm đủ mọi ngành nghề để mưu ích cho xã hội, để sự hiện diện của mình có giá trị nhân sinh. Qua đó, chị em thực hiện sứ mệnh của mình : mang ơn cứu rỗi đến cho mọi người, dù bất cứ hoàn cảnh nào hay nghành nghề gì…

          Theo Hiến Chương mới, dựa trên tinh thần Đấng Sáng Lập về mục đích và sứ mạng của Dòng Mến Thánh Giá, nữ tu phải chuyên chú thực hiện là thường ngày suy niệm cuộc đời đau khổ của Chúa Giêsu để hiểu biết yêu mến Người, dành cho Người tình yêu phi thường, chỉ mình Người là đối tượng duy nhất của mình với châm ngôn : “Đức Giêsu Kitô Chịu Đóng Đinh là đối tượng duy nhất của lòng trí chúng ta” (NC 1). Nhờ tình yêu đó thúc bách, nữ tu Mến Thánh Giá thực hiện sứ mệnh của mình với ý thức tiếp nối cuộc đời lữ thứ hy sinh của Người bằng tinh thần trung gian chuyển cầu và qua các nghĩa vụ cụ thể trong các lĩnh vực văn hóa xã hội, y tá, luân lý và đức tin. Nhưng nghĩa vụ thứ nhất vẫn là chuyên cầu trong nguyện đường, trong cuộc sống và qua cuộc sống, cho tín hữu xa lìa Chúa được ơn hoán cải, lương dân được ơn biết Chúa.

          Nếp sống chị nữ tu thanh đạm, giản dị. Chị em nuôi sống nhau bằng chính việc phục vụ của mình.

d. Hiện tình.

– Trở về nguồn. Biết mình có cùng một gốc là một vị sáng lập, một linh đạo và 1 lịch sử gắn liền với đời sống Giáo Hội Việt Nam từ hơn 300 năm nay, 7 hội dòng thuộc giáo phận TP. Hồ Chí Minh đã cử đại diện ngồi lại bàn bạc (1985) tìm về gia sản tinh thần của mình. Và như thế đã hình thành một nhóm nghiên cứu linh đạo Mến Thánh Giá, cũng gọi là Nhóm Soạn thảo Hiến Chương.

Tiếp theo là việc soạn thảo Hiến Chương ; tháng 11.1989, tại bảy Hội Dòng đã cử hành Tổng Tu Nghị, bàn bạc thông qua Hiến Chương chung và Nội Quy riêng. Sau khi đúc kết các ý kiến của bảy Tổng Tu Nghị, Hiến Chương được đệ trình Đức Tổng Giám Mục và xin phê chuẩn.

Ngày 27.02.1990 7 Hội Dòng long trọng cữ hành Thánh Lễ Tạ Ơn và phê chuẩn Hiến Chương chung tại trụ sở chính của Hội Dòng Mến Thánh Giá Chợ Quán. Đó là ngày thứ ba, áp Lễ Tro để kỷ niệm 320 năm thành lập Dòng Mến Thánh Giá, tức là Lễ Tro 19.02.1670, ngày chị Anê và Paula, hai nữ tu Mến Thánh Giá đầu tiên tuyên khấn tại Đàng Ngoài.

Ngày 19.03.1990, tại Trụ sở chính của bảy Hội Dòng, chị Tổng Phụ Trách bàn hành Hiến Chương chung và Nội Quy riêng để áp dụng và vẫn giữ tính chất độc lập trong cơ cấu quản trị của mình.

Đó là những ngày lịch sử đáng ghi nhớ trong sinh hoạt của Dòng Mến Thánh Giá nói riêng và của Giáo Hội Việt Nam nói chung.

Các Hội Dòng Mến Thánh Giá thuộc các giáo phận khác đã được Đấng Bản Quyền cho phép hoặc sẽ cho phép áp dụng quyền Hiến Chương này. Bản Hiến Chương này được xây dựng theo đúng quan điểm của Giáo Hội và lấy nguồn chất liệu từ Kinh Thánh, Giáo Huấn của Giáo huấn của Giáo Hội và gia sản tình thần của Dòng Mến Thánh Giá.

– Tinh thần canh tân :

– Tinh thần học tập, canh tân cầu tiến tại các Hội Dòng Mến Thánh Giá lên cao độ, Tiểu sử, Bút tích của Đấng Sáng Lập tìm được tới đâu là Nhóm cho phổ biến ngay trong nội bộ của mỗi Hội Dòng Mến Thánh Giá trong ngoài giáo phận. Chị em thi nhau học tập và ứng dụng.

– Trong việc ứng dụng, Dòng Mến Thánh Giá trở về nguồn nguyên thủy, chọn Lễ Thánh Giuse là Bổn mạng Dòng và lễ Suy Tôn Thánh Giá kính tước hiệu, chị em được giáo quyền cho phép cử hành thánh lễ trọng thể, đồng thời được cử hành nghi thức giỗ tổ hàng năm vào ngày 15.6 để tưởng niệm Đấng Sáng Lập.

– Cũng tinh thần đó, Hiến Chương chung và Nội Quy riêng vừa được ban hành của Hội Dòng khuyến khích, cổ vũ chị em học tập dưới mọi hình thức để thấm nhuần và canh tân đời sống tu theo đúng ý muốn của Giáo Hội và Linh đạo MTG.

– Ứng dụng Hiến chương nói, ngoài phương diện thiêng liêng, các Hội Dòng Mến Thánh Giá từ nay có những đổi mới trong cơ cấu tổ chức và cung cách làm việc đặc biệt quan tâm ưu tiên đến việc huấn luyện khởi đầu và thường huấn.

– Hiệu năng tập thể. Tinh thần làm việc tập thể tạo sự đoàn kết, tình thân thương gắn bó giữa bảy Hội Dòng (biểu hiện cụ thể là sự hiện diện của chị em hôm nay) tỏa lan ra cho các Hội Dòng Mến Thánh Giá bạn, thuộc các giáo phận khác…Chị em có những buổi học tập chia sẽ chung qua các khóa bồi dưỡng cho Ban Điều Hành – Ban Huấn Luyện do Nhóm tổ chức. Qua những nhóm này, chị em từ Bắc, Trung, Nam gặp nhau tay bắt mặt mừng, cảm thông nhau trong tình com một Cha, sinh hoạt trong bầu khí yêu thương của Giáo Hội, dưới sự bảo trợ của Đức Tổng Phaolô Tổng Giám mục TP. HCM.

III. KẾT LUẬN

Trong tâm tình tình yêu mến Giáo Hội, chị em ước mơ bầu khí thân thương kết đoàn giữa các hàng giáo sĩ và nữ tu Mến Thánh Giá trong tương lai. Làm sao không xảy ra điều đó Linh mục tương lai biết rằng anh em với nữ tu Mến Thánh Giá xuất phát từ một gốc, con một Cha, Đức Cha Lambart và Linh đạo Lâm Bích, linh đạo Mến Thánh Giá ? Làm sao không hợp tác thống nhất được, khi chúng ta ý thức rằng mình cần dung hòa quan điểm làm việc san bằng những khác biệt về tâm lý, do giới tính, khả năng hoạt động… và vì biết rõ hơn nữa rằng, ơn nhận được có một từ Chúa Thánh Thần, những đa dạng để làm phong phú cho Giáo Hội trong môi trường tông đồ mình.

          Chính Đấng Sáng Lập đã hình dung ra sự đoàn kết tốt đẹp đó, khi Ngài được ơn soi sáng năm 1657 tại Annecy : “Trong tay Hội Thánh Công Giáo, linh mục và nữ tu là hai nguồn mạch tuôn đổ đức Tin và đức Ái xuống trên một đất nước : linh mục là hiện thân của lòng nhiệt thành, Liều mạng như một chiến sĩ xông pha nơi trận tuyến đầy hiểm quy hiểm, còn nữ tu là biểu hiện cho sự trong trắng và kết hợp đời sống cầu nguyện với công việc bác ái phục vụ.

          Phần gia nghiệp của linh mục là chinh phục các tâm hồn, phần gia nghiệp của nữ tu là thoa dịu những nỗi khổ đau của tha nhân : hai sứ mạng của đạo Công giáo, trong đó linh mục được lương dân ngưỡng mộ như một anh hùng, còn nữ tu được họ tôn kính như một thiên thần. Hai hình thức dấn thân phục vụ này được liên kết với nhau để diễn tả cách viên mãn tính năng động của Kitô giáo, là một tổng hợp huyền nhiệm giữa sức mạnh và sự dịu hiền, giống như ngày xưa trên núi Sọ, mẫu người trinh nữ đã cũng mẫu người tông đồ tham gia vào công cuộc Cứu Thế.

                                                                                                          (x. Tsử 4).

WGPKT(11/08/2021) KONTUM