Khung Cửa Hẹp(25.8.2019 – Chúa Nhật 21 TN, Năm C)

Cửa mầu nhiệm Cứu độ.

Một khi cánh cửa của sự chết ập xuống thì vô phương c“Có bao nhiêu con đường đi tới Thiên Chúa?”  Đó là câu hỏi màphóng viên Peter Seewald đặt cho đức hồng y Joseph Ratzinger, sau nầy là Đức Thánh Cha Bênêđitô XVI.     Đức hồng y trả lời: “Bao nhiêu người thì bấy nhiêu con đường. … Vì mỗi người có con đường riêng của mình.  Đức Giêsu nói ‘Ta là đường’.  Như thế cuối cùng chỉ có một con đường.  Vì con đường độc đạo của Chúa quá rộng nên nó biến thành đường riêng cho mỗi người và trong mỗi người” (x. Muối Cho Đời, bản dịch Phạn Hồng Lam, tr. 34. Nxb. VN Hải Ngoại 2006). 

Tư tưởng nầy làm chúng ta dễ hiểu Bài Đọc 1 của tiên tri Isaia (66, 18-21):“ Người ta sẽ đưa tất cả những anh em các ngươi thuộc mọi dân tộc về làm lễ phẩm tiến dâng Đức Chúa, về núi thánh của Ta là Giêrusalem” (câu 20).  “Đức Chúa sẽ đến tập họp mọi dân và mọi ngôn ngữ(câu 18).  Như vậy thật rõ ràng, Thiên Chúa không hạn chế số người được cứu chuộc, Người cũng để cho con người tự do chọn cho mình con đường phải đi, con đường sự thật và yêu thương, thật vậy “đâu có tình yêu thương ở đấy có Đức Chúa Trời”. Nhân loại chỉ có một Thiên Chúa dù họ có đa dạng con đường tìm đến Người.

Vậy mà vào thời Đức Giêsu, khi đang trên đường đi lên Giêrusalem, có người hỏi Chúa: “Thưa Ngài, những người được cứu thoát thì ít, có phải không?” (x. Bài Tin Mừng Lc 13, 22-30).  Đức Giêsu không trả lời trực tiếp câu hỏi, Người dùng một dụ ngôn theo thói quen giảng dạy của Người: “Hãy chiến đấu để qua được cửa hẹp mà vào… có nhiều người sẽ tìm cách vào mà không thể được” (câu 24).  Hãy chiến đấu mà vào.  Chính Đức Giêsu đang chiến đấu để đi vào cửa hẹp thành Giêrusalem nơi Người sẽ chịu chết để cứu độ nhân loại, vì máu Người không đổ ra thì tội nhân loại không được tha. 

Con đường hẹp xem ra khắc nghiệt nhưng là quy luật của thành công, quy luật nầy áp dụng đúng cho tất cả chúng ta ở mọi lãnh vực.  Trong Kitô giáo, khung cửa hẹp ám chỉ giờ tử nạn mà Đức Giêsu đi qua, giờ sẽ đưa Người về với Cha, tức đi vào vinh quang phục sinh, như vậy giờ chết và giờ vinh quang trùng lập nhau.  Cánh cửa khắc nghiệt, tức đau khổ và sự chết, như đường một chiều, con người không còn sự lựa chọn nào khác.  Mùa gặt đã tiềm ẩn ngay khi hạt giống được gieo xuống, kèm theo sự mục nát, đâm rể, phát triển, đơm bông kết trái.  Cái chết và sự phục sinh đi liền nhau không tách rời, đó là hai mặt hữa chạy, việc lành phúc đức hay tội nợ coi như đã được lên bảng thống kê, không thể thêm bớt.  Phúc đức được lập qua chiến đấu, nhưng chiến đấu với gì đây?  Quan niệm đạo đức cổ điển thường nói đến chiến đấu với ma quỷ, thế gian và xác thịt.  Ba kẻ thù của linh hồn.  Quan niệm nầy không phải là lỗi thời hay quá đát.  Quan niệm ngày nay, chiến đấu để sống thân tình với Thiên Chúa.  Mà Thiên Chúa là Tình Yêu, cho nên chiến đấu để không sống trong hận thù, chiến đấu những gì đi ngược lại với tình yêu, với văn minh sự sống. 

Đi vào Nước Trời không hề có chế độ ưu tiên, như dựa vào huyết thống con cháu Ápraham, Ixáac và Giacóp, hay dựa vào tiêu chí rửa tội lâu năm, giữ đạo lâu đời, đạo gốc, đạo dòng…  Tiêu chuẩn thiết yếu là đón nhận Lời Chúa và mau mắn hoán cải, nếu không sẽ nghe những lời trách mắng: “Ta không biết các anh từ đâu đến.  Cút đi cho khuất mắt ta, hỡi tất cả những quân làm điều bất chính” (câu 27).  Như vậy việc tham dự Nước Trời không bán vé giữ chỗ trước, nhưng là mỗi ngày phải chiến đấu đi qua khung cửa hẹp, giữ cho mình được sống thân tình với Thiên Chúa và với anh chị em.

Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã nêu lên quy luật sống và chính chúa đã khép mình thực hiện quy luật đó khi đi vào thành Giêrusalem, xin cho con mỗi ngày biết vuông tròn bổn phận mà con đang nắm giữ trong đời sống hằng ngày. Amen

Louis Nguyễn Quang Vinh
Linh mục Đức An Kontum