DÂN LÀNG HỒ- Phụ Lục 3: Tình Hình Giáo Phận Kontum Năm 1929

DÂN LÀNG HỒ – Phụ Lục 3

Tình Hình Giáo Phận Kontum Năm 1929

Nguyên tác: “LES SAUVAGES BAHNARS”

P. DOURISBOURE (MEP)

Biên dịch: TGM Kontum

Giọng đọc: Lm Giuse Tiến Lộc (CSsR)

Youtube: Chủng Sinh TV

 

DÂN LÀNG HỒ

HÀNH TRÌNH TRUYỀN GIÁO VÀ KHAI PHÁ

MIỀN TÂY NGUYÊN KONTUM

Nguyên tác

“LES SAUVAGES BAHNARS”

  1. DOURISBOURE

De la Société des Missions Étrangères

– PARIS 1929 –

Giáo Phận Kontum

Tái bản lần thứ hai

– 2008 –

 

PHỤ LỤC 3

TÌNH HÌNH GIÁO PHẬN KONTUM NĂM 1929

 

Tình hình Giáo phận Thừa sai Kontum đã diễn ra như thế nào vào năm 1929, năm ấn hành thiên hồi ký này, tức là 39 năm sau khi tác giả thiên hồi ký này qua đời?

Vào thời gian này, Giáo phận Truyền giáo Kontum đã có 17.700 tín hữu và một số rất đông các dự tòng. Chúng ta đã vượt thật xa con số 800 giáo dân vào năm 1870!

Trung tâm truyền giáo Kontum cách Quy Nhơn 218 km. Hầu hết dân Công giáo định cư rải rác trong vòng bán kính 40 km quanh trung tâm này. Các nhà truyền giáo đã chú tâm làm việc theo phương pháp vết dầu loang: trong vùng đã được Công giáo hoá này, người ta khó mà tìm thấy mươi làng ngoại giáo.

Tuy nhiên, ngoài vùng này, một số cơ sở thử nghiệm đã được thực hiện và địa điểm Plei Rơ Ngol, cách Kontum 100 km về phía Nam, hiện nay có rất nhiều triển vọng.

Miền truyền giáo cho người Ba Na có tất cả 146 họ đạo người dân tộc, chia thành 23 địa sở Công giáo, đứng đầu là một linh mục thừa sai người Âu hoặc là một linh mục người Kinh.

Bảng tổng kết niên khoá 1927 – 1928 ghi rõ: 475 phép Thanh tẩy người lớn, 75.315 phép Giải tội và 131.468 lần Rước lễ …

Giáo phận truyền giáo có một trường nội trú đào tạo giảng viên giáo lý, thành lập năm 1908, mang tên “Trường Chân Phước Cuénot”, người mà theo Cha Dourisboure “đã được vinh quang nhất, sau Thiên Chúa, trong công cuộc thiết lập miền truyền giáo cho người Ba Na”. Bấy giờ, nhà trường có 131 học sinh, và cứ 2 năm thì có chừng 40 thầy giảng tập sự ra trường. Nhờ có trường đào tạo này, hầu hết các họ đạo đã được trợ giúp rất hữu ích.

Để cung cấp của ăn tinh thần cho các bạn trẻ này, nhà trường kiêm nhiệm một cơ sở ấn loát nhỏ, in được nhiều sách vở rất bổ ích bằng thổ ngữ dân tộc, được các thừa sai diễn ứng bằng chữ Latinh và đã phát hành một tập nguyệt san tuyệt vời cho các  giảng viên giáo lý: “Hlabar Tơbang“.

Cho đến nay, miền truyền giáo Ba Na chưa cung cấp được một linh mục nào mà chỉ mới gửi một số em vào chủng viện. Hiện nay có được 6 chú đang học ở tiểu chủng viện Quy Nhơn và 4 chú ở Pi Năng. Tại những nơi này, các chú sống rất dễ thương.

Trong mùa khô, từ tháng 11 đến tháng 5, các Cha sở mở hàng chục trường, lớp tại các họ đạo để dạy cho các em trai người dân tộc, và từ ít lâu nay còn dạy cho các em gái nữa, dạy cho chúng biết đọc, biết viết. Các lớp này càng ngày càng đông, và giới trẻ trong một vài địa sở chưa kịp tổ chức các lớp cũng lên tiếng xin mở trường cho họ.

Tinh thần dân chúng rất thuận lợi và con đường đi tới sẽ đạt được kết quả mỹ mãn nếu có đủ nhân lực và tài lực. Trong 7 năm sau cùng này, có 16 làng Xê Đăng và 2 trung tâm lớn của người Hơ Lâng, đã chính thức xin các nhà truyền giáo đến với họ …

Hãy xin Ông Chủ mùa gặt gửi thợ đến vườn nho người dân tộc Ba Na của Người!

 

(Hết)

 

Đọc thêm: 

*DÂN LÀNG HỒ – Chương I: Những Dự Phóng Đầu Tiên Nhằm Thiết Lập Cơ Sở Truyền Giáo Nơi Các Dân Tộc Thiểu Số – Cuộc Hành Trình Khảo Sát Của Thầy Sáu Do

*DÂN LÀNG HỒ- Chương II : Cha Combes Và Cha Fontaine

*DÂN LÀNG HỒ- Chương III : Cuộc Gặp Gỡ Bok Kiêm – Thầy Sáu Do Và Bok Kiêm Kết Nghĩa Anh Em

*DÂN LÀNG HỒ- Chương IV : Cuộc Du Hành Của Các Cha Desgouts Và Dourisboure

*DÂN LÀNG HỒ- Chương V : Những Ngày Ở Kơ Lang

*DÂN LÀNG HỒ – Chương VI: Hành Trình Khảo Sát Tại Kon Kơxâm – Những Nỗ Lực Của Ma Quỷ Nhằm Làm Hại Các Nhà Thừa Sai

*DÂN LÀNG HỒ- Chương VII : Những Mối Quan Hệ Đầu Tiên Với Dân làng Kon Kơxâm – Vụ Hỏa Hoạn – Âm Mưu Sát Hại các Thừa Sai

*DÂN LÀNG HỒ- Chương VIII : Cha Desgouts Và Cha Fontaine Thoát Chết Đuối – Bắt Đầu Học Tiếng Ba Na – Du Hành Từ Kon Kơ Xâm Đến Kon Kơ Lang

*DÂN LÀNG HỒ- Chương IX : Dân Tộc Rơ Ngao – Những Điểm Đến Khác Của các Nhà Thừa Sai

*DÂN LÀNG HỒ- Chương X : Năm Đầu Tiên Ở Kon Trang

*DÂN LÀNG HỒ- Chương XI : Cha Combes Ở Kon Kơxâm – Một Ngày Phúc Lành -Cha Arnoux Đến

*DÂN LÀNG HỒ- Chương XII : Cha Arnoux Cùng Cha Dourisboure Ở Kon Trang – Cuộc Khởi Hành Rời Xứ Dân Tộc – Cha Fontaine Và Cha Desgouts Đi Về Phía Nam

*DÂN LÀNG HỒ- Chương XIII : Ngui Và Pat, Những Dự Tòng Xê Đăng Đầu Tiên – Hmur, Dự Tòng Ba Na Đầu Tiên

*DÂN LÀNG HỒ- Chương XIV : Các Em Ngui Và Pat Lãnh Nhận Phép Rửa Ngày 16 Tháng 10 Năm 1853 – Ông Hmur Lãnh Nhận Phép Rửa Ngày 28 Thánh 12 Năm 1853

*DÂN LÀNG HỒ- Chương XV : Cha Do Tại Rơ Hai – Cái Chết Của Chú Lục, Chú Giúp Việc Của Tôi – Cha Verdier Đến

*DÂN LÀNG HỒ- Chương XVI : Người Đưa Thư Bị Bắt – Bok Kiêm Bảo Vệ Chúng Tôi Thoát Khỏi Tay Nhà Chức Trách An Nam

*DÂN LÀNG HỒ- Chương XVII : Những Kitô Hữu Mới ở Kon Kơ Xâm

*DÂN LÀNG HỒ- Chương XVIII : Những Kitô Hữu Mới Ở Kon Trang – Cuộc Mưu Sát, Một Thử Thách Khủng Khiếp

*DÂN LÀNG HỒ- Chương XIX : Giuse Ngui Lâm Bệnh Và Qua Đời

*DÂN LÀNG HỒ- Chương XX : Andrê Ngam – Ma Quỷ Quấy Phá Anh

*DÂN LÀNG HỒ- Chương XXI : Giữ Ngày Chúa Nhật – Ảnh Hưởng Của Các Nhà Thừa Sai

*DÂN LÀNG HỒ- Chương XXII : Tên Phù Thủy Bị Lột Mặt Nạ

*DÂN LÀNG HỒ- Chương XXIII : Cha Combes Qua Đời Ngày 14 Tháng 9 Năm 1857

*DÂN LÀNG HỒ- Chương XXIV : Cha Dourisboure Về Kon Kơ Xâm – Thiết Lập Địa Sở Truyền Giáo Pơ Năng

*DÂN LÀNG HỒ- Chương XXV : Cha Verdier Qua Đời – Cha Dourisboure Đi Sài Gòn – Cha Besombes Đến Miền Dân Tộc

*DÂN LÀNG HỒ- Chương XXVI: Dịch Đậu Mùa Nơi Anh Em Dân Tộc

*DÂN LÀNG HỒ- Chương XXVII: Một Đêm Phiêu Lưu Mạo Hiểm – Chúa Quan Phòng Cứu Chúng Tôi Thoát Khỏi Cuộc tấn Công Của Người Xê Đăng

*DÂN LÀNG HỒ- Chương XXVIII: Công Trình Của Cha Besombes – Cái Chết Của Ngài

*DÂN LÀNG HỒ- Chương XXIX:Thành Lập Làng Jơ Ri Krong – Cha Suchet đến Và Cái Chết Của Ngài – Cha Suchet đến Và Cái Chết Của Ngài – Tình Hình Kitô Hữu Nơi Miền Dân Tộc

*DÂN LÀNG HỒ- Phụ Lục I: Thư Của Cha Dourisboure

*DÂN LÀNG HỒ- Phụ Lục II: Thư Của Cha Combes gửi cho các Cha trong ban Giám đốc Chủng viện Hội Thừa sai

*DÂN LÀNG HỒ- Phụ Lục III: Tình hình Giáo phận Kontum năm 1929

 

WGPKT(02/10/2023) KONTUM